xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cúm H5N1 lây qua không khí?

Bài và ảnh: NGỌC DUNG

Nghiên cứu của các nhà khoa học Hà Lan và Mỹ cho thấy virus cúm gia cầm H5N1 đã bị biến đổi gien và có thể dễ dàng lây từ người sang người qua không khí. Điều này đã dấy lên mối lo ngại về đại dịch cúm H5N1 toàn cầu

Theo báo cáo được công bố trên các tạp chí khoa học, những nhà virus học tại Trung tâm Y khoa Đại học Erasmus - Hà Lan vừa thực hiện các nghiên cứu về virus cúm A/H5N1. Theo đó, virus cúm gia cầm H5N1 đã bị đột biến và trở thành một chủng mới rất nguy hiểm, không chỉ giữa gia cầm mà nó còn có khả năng lây lan giữa các động vật có vú (gồm cả con người) qua đường không khí. Với nghiên cứu này, các nhà khoa học lo ngại chủng virus biến đổi có thể xảy ra trong môi trường tự nhiên.

img
Một bệnh nhân mắc cúm A/H5N1 đang điều trị

Chủng cúm mới, nguy hiểm hơn

Cùng đó, một nghiên cứu khác về cúm gia cầm được công bố bởi các nhà khoa học Mỹ cho thấy virus H5N1 cũng có thể kết hợp với các chủng cúm mùa phổ biến khác để lây từ người sang người. Nghiên cứu này cũng đã tạo ra một chủng cúm H5N1 có khả năng lây qua đường không khí sau khi kết hợp với dòng cúm H1N1.

Xuất hiện ở Việt Nam từ năm 2003, đến nay, đã có 123 trường hợp mắc cúm A/H5N1 tại 40 tỉnh, TP. Trong đó có 61 trường hợp tử vong tại 30 địa phương. Từ đầu năm 2012 đến nay, cả nước đã ghi nhận 4 người nhiễm cúm H5N1, gồm 2 ca tử vong. Đến nay, các ca nhiễm và tử vong do chủng virus này phần lớn vẫn là do tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với gia cầm bệnh.

Theo ông Nguyễn Văn Bình, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế, các hoạt động giám sát cúm được thực hiện thường xuyên và chưa ghi nhận trường hợp cúm A/H5N1 nào lây từ người sang người ở nước ta.

Ông Bình cho rằng virus hoàn toàn có thể lây từ người này sang người khác qua không khí. Đó là thông qua các giọt nhỏ dịch tiết đường hô hấp của gia cầm bệnh hoặc hít phải không khí có chứa bụi từ phân gia cầm. Ngoài ra, chủng virus này có thể lây qua đường ăn uống và tiếp xúc với dụng cụ, đồ vật nhiễm virus. Người cũng có thể bị lây bệnh do tiếp xúc trực tiếp với gia cầm bệnh qua chăn nuôi, vận chuyển, giết mổ, chế biến, ăn gia cầm và sản phẩm gia cầm bệnh chưa được nấu chín hoặc chế biến không hợp vệ sinh.

Mối nguy khi cúm kết hợp

Bác sĩ Nguyễn Hồng Hà, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, lo ngại: “Nếu virus cúm có thể lẫn vào không khí thì độ khuếch tán sẽ rộng hơn so với nước bọt bắn ra. Một trong những biện pháp phòng lây cúm là đeo khẩu trang trong khi tiếp xúc để hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh qua giọt bắn của nước bọt. Thế nhưng, khi virus này đã lẫn trong không khí, rất có thể nguy cơ mắc bệnh cũng cao hơn”.

Theo các chuyên gia dịch tễ, điều mà thế giới quan tâm hiện nay chính là nguy cơ virus cúm H5N1 biến đổi gien bằng cách tái tổ hợp với chủng virus khác hoặc truyền từ người sang người trở thành đại dịch toàn cầu. Trong đó, đặc biệt là mối lo ngại về khả năng kết hợp giữa chủng cúm H5N1 với cúm H1N1.

Bác sĩ Hà cho rằng dù có độc tính cao nhưng không phải ai cũng có khả năng cảm nhiễm với cúm H5N1 mà phụ thuộc vào cơ địa của từng người. Trên thực tế, khả năng lây nhiễm virus cúm
A/H5N1 là rất khác nhau. Nhiều người cùng bị phơi nhiễm với virus cúm A/H5N1 nhưng rất ít trường hợp mắc bệnh. Hiện nay, người ta chưa biết rõ yếu tố nào làm tăng cảm nhiễm với virus.

Ông Nguyễn Văn Bình cho biết sự kết hợp giữa các chủng virus là chuyện rất hay xảy ra, đặc biệt là virus cúm. “Có thể một chủng virus cúm mới chỉ diễn ra trong vài tháng. Sự kết hợp này được coi là “bản tính” của các virus cúm, vì thế việc sản xuất vắc-xin để bắt kịp với sự thay đổi của chủng virus là rất khó” - ông Bình nhìn nhận.

Các chuyên gia dịch tễ khuyến cáo dù thời điểm này chưa phải là mùa của cúm nhưng bệnh cúm H5N1 trên gia cầm hầu như đã xuất hiện quanh năm với các ổ dịch nhỏ lẻ ở nhiều địa phương. Đây là mối đe dọa thường trực cho sức khỏe con người, bởi đa số các trường hợp nhiễm cúm ở người có liên quan tới cúm gia cầm.

Phát hiện, điều trị kịp thời

Bác sĩ Nguyễn Hồng Hà cho biết để chống chọi với virus H5N1, quan trọng nhất là phải sớm phát hiện bệnh và điều trị kịp thời. Nếu được phát hiện và điều trị sớm sẽ rất tốt cho sự phục hồi cũng như sức khỏe của người bệnh. Làm được điều này không dễ bởi do số mắc bệnh lẻ tẻ, rải rác, biểu hiện bệnh lại giống với nhiễm khuẩn hô hấp ở giai đoạn đầu nên nhiều trường hợp thường không được nhận diện sớm. Người dân tại những nơi có dịch cúm gia cầm nên chú ý khi có các triệu chứng sốt cao đột ngột, ho khan, đau họng, khó thở…

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo