xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đất mất từng ngày khi có thủy điện

Bài và ảnh: Hoàng Thanh

Từ ngày nhà máy thủy điện được xây dựng, hàng ngàn mét vuông đất nông nghiệp, cây trồng của người dân bị cuốn trôi theo mỗi lần tích, xả nước thủy điện

Ngày 20-11, nhiều hộ dân tại huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum phản ánh diện tích đất nông nghiệp của họ nằm tại thượng lưu và hạ lưu đập thủy điện Đăk Pô Kô (công suất 16,5 MW, do Công ty CP Đầu tư và Phát triển điện năng Đức Long Gia Lai làm chủ đầu tư) liên tục bị sạt lở xuống lòng sông.

Bất lực nhìn đất, cây bị cuốn theo dòng nước

Năm 2015, thủy điện Đăk Pô Kô được khởi công xây dựng trên sông Pô Kô, đoạn qua địa bàn xã Tân Cảnh, huyện Đăk Tô, đến năm 2018 đi vào hoạt động. Theo các hộ dân, từ lúc này diện tích đất hoa màu của người dân bắt đầu bị sạt lở. Nặng nề nhất là sau cơn bão số 9 năm 2020.

Gia đình ông Thạch Quang Thống (73 tuổi) có 3,7 ha đất trồng cà phê ở thôn 1, xã Tân Cảnh. Mảnh đất này nằm ở thượng lưu, cách đập thủy điện Đăk Pô Kô vài trăm mét; ngoài ra, có trên 50 m tiếp giáp với khu vực lòng hồ thủy điện.

Theo ông Thống, mỗi lần thủy điện tích - xả nước là cuốn theo đất nông nghiệp bị sạt lở xuống dòng nước. Ban đầu đất thoai thoải, chỉ cao hơn mặt nước chừng 1 m, nay thì đã ăn sâu vào trong chừng 30 m, mặt đất cao hơn mặt nước trên 10 m.

"Diện tích đất của tôi đã bị sạt lở trên 1.500 m2. Hằng ngày thấy đất đai, cây cối bị cuốn theo dòng nước, tôi cũng đành bất lực đứng nhìn, không thể làm gì được. Chúng tôi gửi đơn kêu cứu chính quyền địa phương nhưng nhiều năm rồi chưa được giải quyết" - ông Thống nói.

Đất mất từng ngày khi có thủy điện - Ảnh 1.

Diện tích đất nông nghiệp của người dân vùng thượng lưu đập thủy điện Đăk Pô Kô bị sạt lở nặng nề

Ông Nguyễn Văn Nghị (58 tuổi) có 5 ha đất nằm ở hạ du, cách cửa xả nước của thủy điện Đăk Pô Kô khoảng 200 m. Hằng ngày, nước từ cửa xả chảy thẳng vào đất của ông gây xói lở.

"Ở đây hơn nửa đời người, chứng kiến vô vàn trận lũ, cả trận lũ lịch sử năm 1999 cũng không bị sạt lở. Sau khi có thủy điện, chỉ một trận lũ mà diện tích hơn 3 sào trồng cà phê, bời lời, dừa… bị cuốn phăng" - ông Nghị lo lắng.

Theo các hộ dân, sau trận lũ năm 2020, nhiều diện tích đất của người dân bị thiệt hại, các ngành chức năng đã tổ chức thống kê nhưng sau đó kết luận "do thiên tai", phía thủy điện hỗ trợ mỗi hộ một số tiền nhưng họ quyết không nhận.

Từ đó đến nay, người dân kiến nghị rất nhiều lần nhưng chủ đầu tư, chính quyền địa phương cũng không giải quyết.

Hứa nhưng không thực hiện

Ông Mai Huy Hưng - Chủ tịch UBND xã Tân Cảnh, huyện Đăk Tô - cho biết sau cơn bão số 9 năm 2020, người dân bị tổn thất đặc biệt lớn và nhiều lần ý kiến lên chính quyền địa phương. Sở Công Thương tỉnh Kon Tum đã chủ trì, mời các ngành liên quan xác định và kết luận nguyên nhân do bão, cũng một phần do thủy điện.

Phía thủy điện đã thông qua UBND xã hỗ trợ mỗi hộ vài triệu đồng để tự khắc phục nhưng người dân không nhận, chính quyền đã trả lại cho thủy điện.

"Mỗi lần bà con kiến nghị liên quan việc bồi thường, hỗ trợ chúng tôi đều mời phía thủy điện lên làm việc. Tuy nhiên, giám đốc nhà máy trả lời phải có ý kiến của tập đoàn, không có thẩm quyền quyết định" - ông Hưng thông tin.

Cũng theo ông Mai Huy Hưng, quá trình đầu tư xây dựng thủy điện Đăk Pô Kô đã có biên bản ghi nhớ với địa phương là sẽ làm kè trước cửa xả để tránh sạt lở đất của người dân nhưng chỉ làm bằng bao cát nên thời gian ngắn là hư hỏng.

Bên cạnh đó, cam kết đổ bê-tông đường sát bên thủy điện để người dân đi lại nhưng không thực hiện. Hiện UBND xã đã đề nghị cấp có thẩm quyền chỉ đạo chủ đầu tư nhà máy sớm có phương án xây dựng kè phía hạ lưu đập thủy điện để chống sạt lở đất sản xuất của người dân.

Trong khi đó, ông Trần Văn Phương, Giám đốc Công ty CP Đầu tư và Phát triển điện năng Đức Long Gia Lai, cho rằng việc sạt lở đất của các hộ dân đã được các ngành chức năng kiểm tra và kết luận do thiên tai.

Phía thủy điện đã hỗ trợ nhưng người dân không đồng ý, không nhận tiền. Việc người dân phản ánh bị sạt lở là có nhưng phải kiểm tra lại số liệu so với thực tế có chính xác hay không?

Phạt một nhà máy điện gió 970 triệu đồng

UBND tỉnh Kon Tum vừa có quyết định xử phạt Công ty CP Tân Tấn Nhật (xã Đắk Môn, huyện Đắk Glei, tỉnh Kon Tum) hơn 800 triệu đồng vì chiếm 245.500 m2 đất nông nghiệp và đất rừng sản xuất để xây dựng các hạng mục công trình Nhà máy Điện gió Tân Tấn Nhật - Đắk Glei, công suất 50 MW, vốn đầu tư khoảng 1.890 tỉ đồng.

Nhà máy điện gió này trước đó đã bị Thanh tra Sở Xây dựng tỉnh Kon Tum xử phạt 170 triệu đồng do vi phạm về xây dựng trong quá trình thi công.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo