Theo tôi, nguyên nhân chính là do hạ tầng giao thông không theo kịp sự phát triển kinh tế. Do sự không thống nhất giữa các cơ quan như: Cấp nước, điện thoại…cũng là một cản trở giao thông vì cùng một con đường nhưng hôm nay bên này đào lên lắp cáp ngầm, mai bên cấp nước đào lắp ống nước, hôm kia tới bên làm cống đào…thì làm sao cho chổ cho xe lưu thông. Mà kể ra cũng lạ các bên đó sao không phối hợp với nhau được nhỉ?
Ý thức lưu thông xe của người dân chưa cao đôi khi tự mình gây khó cho mình. Bằng chứng là khi đang kẹt xe nhưng người ta cứ vô tư lấn đường xe hơi và lấn qua phần đường ngược chiều. Khi lấn đường như thế đã làm kẹt xe hàng loạt phía sau và phía đối diện và cả hai chiều cùng kẹt thì không ai thoát ra được. Một điểm nữa là mặc dù đang kẹt xe nhưng họ vẫn vô tư rẽ trái làm cho tình trạng kẹt xe tồi tệ hơn thay vì họ rẽ phải đi hết đoạn kẹt xe rồi quay lại thì có phải tốt hơn không.
Về nguyên nhân gây tai nạn giao thông thì “xe gắn máy vẫn chiếm giữ vị trí hàng đầu với hơn 70% số vụ tai nạn…”. Theo quan sát của tôi, người điều khiển xe gắn máy dù chạy trong TP hay trên đường quốc lộ cũng thường hay cho xe lấn qua đường ô tô, chạy sát hông ô tô hoặc chen giửa 02 xe ô tô khi qua ngã tư ngã ba nên rất dễ gây tai nạn. Một nguyên nhân khác của xe gắn máy thường gây tại nạn là các thanh niên “choai choai” thường hay lạng lách đánh võng khi lưu thông trên đường rất dễ va chạm gây tai nạn. Hay các xe gắn máy chở hàng do các thanh niên điều khiển thường chạy rất ẩu và luôn lấn đường phía bên kia cũng thường gây tai nạn giao thông.
Mặt khác, đường quốc lộ của chúng ta qui hoạch chưa hợp lý. Các đường quốc lộ đi ngang qua trung tâm thị xã mà không làm đường tránh, như vậy tất cả các xe tải, xe liên tỉnh đều phải qua khu vực dân cư đông đúc rất nguy hiểm. Thêm nữa, nhà dân quá gần lề đường quốc lộ mà lẽ ra phải bị cấm hoặc giải tỏa vì trong sinh hoat dễ lấn lề đường rất nguy hiểm chỉ bước một bước là lấn đường.
Bình luận (0)