Hết ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, tôi trố mắt nhìn con. Dường như hiểu được thắc mắc của tôi, con lắp bắp: “Ở lớp, con bị bạn đánh nên phải nghĩ cách làm cho bạn vui”.
Giải pháp tôi đặt ra nếu bạn đánh con, con đánh lại nhưng phải thật đau để dằn mặt, đồng thời răn đe bạn khác có ý định đánh con. Sau một đêm suy nghĩ, tôi thay đổi kế hoạch vì cách dạy con như vậy là không đúng, biết đâu con tôi lại trở thành kẻ đi bắt nạt những đứa trẻ khác...
Tôi gặp riêng phụ huynh của cháu bé bắt nạt con tôi, cùng trao đổi để có cách dạy con tốt hơn. Một tuần trôi qua trong hồi hộp; cuối cùng, bé con tôi hồ hởi khoe “mẹ ơi, bạn Nhật Huy và Bảo Nguyên không còn đánh con và các bạn trong lớp nữa, bạn còn cho con mượn đồ chơi...”
Đừng nghĩ rằng con nít sẽ không “biết chuyện”, bé rất biết lắng nghe là đằng khác. Do vậy, người lớn cần quan tâm, dành nhiều thời gian để nói chuyện với con trẻ; “khai thác” đúng chỗ, bé sẽ tự kể tất tần tật diễn biến ở lớp, lúc đó bạn sẽ hiểu được con mình và có những hướng giúp con khắc phục những nhược điểm không tốt.
Nói không hề sai, ỷ mạnh hiếp yếu thời nào cũng có và nó luôn xuất hiện trong cuộc sống hằng ngày. Nếu gia đình và nhà trường cùng phối hợp uốn nắn, dạy cho con trẻ kỹ năng sống tốt, biết chia sẻ và giúp đỡ người khác ngay từ lúc nhỏ thì bé sẽ có thói quen sống tốt, biết thương yêu và giúp đỡ người khác.
Người lớn đừng tự hào, đôi khi cười lớn vì “chiến tích” khi con đánh bạn. Xu hướng “khen” những việc làm sai trước mặt con trẻ là một trong những sai lầm nghiêm trọng. Ví dụ: Nếu một lần bé chửi thề hoặc đánh bạn cùng lớp đến phát khóc... Sau khi nghe kể lại, cả nhà lại phá lên cười thì sẽ làm con trẻ tưởng là hay và tiếp tục mắc sai lầm.
Bình luận (0)