xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đó là "thuốc độc", không phải sách!

Nguyễn Nam

Truyện tranh cho trẻ em nhiều lúc đã trở thành chất độc, như các bậc phụ huynh đã phản ánh trong bài báo "Đầy truyện tranh cổ tích bạo lực, nhảm nhí"

Có 2 lá cải nhìn bên ngoài xanh tươi giống nhau, đều được gọi là rau nhưng sự thật khác xa. Lá cải sạch không độc chất mới là thức ăn, còn lá cải đầy dư lượng chất độc hại chỉ là cái kho chứa độc mà thôi.

Truyện tranh cho trẻ em cũng vậy, nhiều lúc đã trở thành chất độc, như các bậc phụ huynh đã phản ánh trong bài báo "Đầy truyện tranh cổ tích bạo lực, nhảm nhí" (Người Lao Động ngày 9-10). Biện luận rằng một số nguyên tác cổ tích có chi tiết bà mẹ cầm dao gọt chân con gái cho vừa đôi giày hoặc cô gái làm mắm người cho dì ghẻ ăn..., phải nói thẳng rằng nó không phù hợp với giao tiếp trẻ em, thậm chí thiếu hiểu biết nghề nghiệp. Các nhà xuất bản có hiểu không?

Bởi lẽ, cổ tích là ngôn ngữ truyền miệng, trong khi tranh vẽ là giao tiếp hình ảnh. Cổ tích được sáng tác vào thời kỳ chưa có chữ viết. Kỹ thuật truyền khẩu cũng có nhu cầu khác xa cách đọc ngày nay. Cổ tích xưa kia được nhiều đời đồng sáng tạo nhằm diễn tả nhiều mặt xã hội, không chỉ dành cho trẻ em. Chính vì vậy, nhà xuất bản mới cần cả một bộ máy biên tập làm nghiệp vụ, bao gồm cả quyết định từ bỏ bản thảo để không gây hại.

Ngày trước, nguyên bản truyện tranh chàng cao bồi Luky Luke ngậm điếu thuốc. Đến thời nay, cái nhìn về điếu thuốc trong chuyện tranh đã thay đổi, thay vào đó là ngậm cọng cỏ và được chấp nhận. Về mặt hình ảnh mà nói, cao bồi bỏ thuốc lá rồi thì dì ghẻ con chồng còn cầm dao, tưới nước sôi, làm mắm người làm gì?

Phải nói rõ rằng các mã hóa trong dân gian học (folklore) này không phải dễ để bỏ đi. Thế nhưng, khi chuyển thể, khi giao tiếp với trẻ em, ai cũng phải sẵn sàng để trẻ không phải ngộ độc. Khó mới quý.

Cẩu thả là tự diệt! Chẳng ai xem sách xong rồi mới mua vì thói quen là tin vào bộ máy làm sách (xem rồi thì mua làm gì nữa!). Cha mẹ mua sách cho con cũng vậy, về đến nhà mới biết không phải "rau cải sạch" mà là kho chất độc. Thậm chí, trong cuộc sống tấp nập, cha mẹ không có thì giờ xem qua, có xem qua thì không phải ai cũng có khả năng chuyên môn để thẩm định. Niềm tin cậy là đặc thù của ngành này. Làm ẩu như vậy không phải là tự diệt hay sao?

Chuyện này không phải mới đây, không chỉ trong bài báo vừa nêu. Cho nên, không thể nói đó là sự cố, cũng không phải chuyện chọn quan điểm. Nói thẳng, đó là nhận thức "rau nào cũng là rau". Không! Rau là thức ăn, còn chất độc không phải là thứ để ăn dù nó có hình hài như rau.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo