xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đoàn Luật sư TP HCM kiến nghị vụ "luật sư phải tố thân chủ"

Phạm Dũng

(NLĐO) – Không tiết lộ thông tin (tố giác) thì luật sư vi phạm khoản 3 Điều 19 Bộ luật Hình sự 2015, nếu tiết lộ thông tin thì vi phạm Bộ Luật Tố tụng Hình sự 2015 và Luật Luật sư.

Ngày 14-6, Đoàn Luật sư TPHCM cho biết đã gửi công văn đến Chủ tịch Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Tư pháp Quốc hội theo hướng đề nghị bỏ khoản 3 Điều 19 Bộ Luật Hình sự (BLHS) 2015 - điều luật quy định người bào chữa phải chịu trách nhiệm hình sự trong trường hợp không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác.

Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP HCM, luật sư Nguyễn Văn Trung nhấn mạnh quan điểm của Đoàn Luật sư TP HCM là quy định của khoản 3 Điều 19 BLHS 2015 tạo xung đột với các quy định pháp luật liên quan.

Đoàn Luật sư TP HCM kiến nghị vụ luật sư phải tố thân chủ - Ảnh 1.

Vụ án Lê Dũng và đồng phạm trong vụ án tham nhũng xảy ra tại Công ty CP Thực phẩm Công nghệ Sài Gòncó nhiều luật sư tham gia

 Cụ thể, điểm g khoản 2 Điều 73 Bộ Luật Tố tụng Hình sự năm 2015 quy định: "Người bào chữa có nghĩa vụ không được tiết lộ thông tin về vụ án, về người bị buộc tội mà mình biết khi bào chữa trừ trường hợp người này đồng ý bằng văn bản".

Điểm c khoản 1 Điều 9 của Luật Luật sư 2006 (sửa đổi bổ sung 2012) cũng quy định: "Nghiêm cấm luật sư tiết lộ thông tin về vụ, việc, về khách hàng mà mình biết được trong khi hành nghề, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác".

Sự xung đột pháp luật này đặt luật sư vào thế "tiến thoái lưỡng nan". Không tiết lộ thông tin (tố giác) thì vi phạm khoản 3 Điều 19 BLHS 2015, nếu tiết lộ thông tin thì vi phạm Bộ Luật Tố tụng Hình sự 2015 và Luật Luật sư.

Ngoài ra, quy định luật sư tố giác thân chủ sẽ đẩy họ vào tình thế vi phạm đạo đức nghề nghiệp. Luật sư là một nghề đặc biệt, tồn tại và phát triển được là đặt trên nền tảng sự tin tưởng tuyệt đối của khách hàng đối với luật sư.

Nếu luật sư đi tố giác khách hàng do mình thực hiện chức năng bào chữa thì luật sư chống lại chính khách hàng mình đang bào chữa, tự nguyện từ bỏ chức năng bào chữa của luật sư. Đồng thời, quy định này không phù hợp với Chiến lược cải cách tư pháp của Bộ Chính trị và Chiến lược phát triển nghề luật sư tại Việt Nam đến năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo