xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Dự án ngàn tỉ chết yểu

Bài và ảnh: Tuấn Minh

Dự án Nhà máy Xi măng Thanh Sơn (xã Thúy Sơn, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa) có tổng mức đầu tư 1.500 tỉ đồng, khởi công gần 10 năm qua nhưng đến nay chỉ là bãi đất hoang với tường rào đổ nát

Tháng 12-2007, dự án Nhà máy Xi măng Thanh Sơn được khởi công, với công suất dự kiến 2.500 tấn clinker/ngày, do Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Thăng Long (Hà Nội) làm chủ đầu tư. Dự án hứa hẹn sẽ vực dậy vùng đất này nhưng thực tế chỉ mang lại sự thất vọng ê chề.

Không thấy chủ đầu tư

Dự án được xây dựng trên diện tích gần 40 ha, dự kiến hoạt động vào quý I năm 2010. Thế nhưng hiện nay, nơi đây cũng chỉ là bãi đất trống, được bao bọc bằng những bức tường loang lổ, nhiều nơi đã đổ sập. Khu nhà điều hành và nhà ở cho công nhân xây dang dở, cỏ mọc um tùm. Do không có người trông coi nên nhiều dãy nhà xuống cấp, hư hỏng. Có khu nhà được người dân nơi đây tận dụng để... nhốt trâu bò.

Trong số 40 ha đất bị thu hồi làm dự án, có hơn 36 ha đất lúa màu mỡ của gần 200 hộ dân thuộc 4 thôn: Thanh Sơn, Lương Sơn, Hồng Sơn và Vân Sơn (xã Thúy Sơn); 37 hộ dân bị di dời đi nơi khác. Theo một lãnh đạo huyện Ngọc Lặc, nhiều lần địa phương mời đại diện chủ đầu tư họp để tìm phương án tháo gỡ nhưng chẳng thấy ai đến. “Họ nói dừng dự án là do khó khăn về vốn. Hiện văn phòng công ty ở đây cũng đã được tháo dỡ chuyển hết đi nơi khác” - vị lãnh đạo này cho hay.

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Trương Minh Sơn, Trưởng Phòng Công nghiệp - Xây dựng - Giao Thông UBND tỉnh Thanh Hóa, cho biết: “Dự án bị chậm tiến độ do nhà đầu tư hết vốn. UBND tỉnh đã nhiều lần muốn gặp gỡ doanh nghiệp để tìm hướng giải quyết nhưng 2 năm nay, chúng tôi không liên lạc được với họ, gửi công văn cũng không thấy phúc đáp. Văn phòng trước đây họ thuê ở TP Thanh Hóa nay đã trả lại, giờ họ chuyển đi đâu chúng tôi cũng không rõ”.

Cũng theo ông Sơn, dự án chậm tiến độ nhưng UBND tỉnh Thanh Hóa cũng khó xử lý việc thu hồi đất. Vào năm 2013, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chuyển ý kiến của Thủ tướng Chính phủ, cho phép Nhà máy Xi măng Thanh Sơn được giãn tiến độ đến sau năm 2015.

 

Gần 10 năm qua, dự án Nhà máy Xi măng Thanh Sơn vẫn chỉ là một bãi đất hoang
Gần 10 năm qua, dự án Nhà máy Xi măng Thanh Sơn vẫn chỉ là một bãi đất hoang

 

Những lời hứa hão

Trong số hàng trăm hộ dân bị thu hồi đất, hộ ông Đỗ Xuân Tám là nặng nhất, với 1,3 ha. Đổi lại, ông Tám được chủ dự án hứa sẽ cho 3 suất việc làm khi nhà máy hoạt động. Sau khi nhận tiền đền bù, ông đầu tư gần 100 triệu đồng cho 3 người con đi học nghề để làm công nhân nhà máy. Nay nghề đã học xong từ mấy năm nhưng nhà máy chưa xây dựng đành thất nghiệp, ở nhà làm nông.

Tương tự, xã Thúy Sơn có 260 thanh niên thuộc diện gia đình bị ảnh hưởng của dự án được nhà máy nhận hồ sơ và đưa ra Hải Phòng học tại Trường Trung cấp nghề Kỹ thuật xi măng để làm công nhân sau khi nhà máy hoạt động. Thậm chí, nhiều người đang có công việc ổn định cũng bỏ ngang để nộp hồ sơ đi học với ước mơ về làm trong nhà máy. “Nhà tôi thuộc diện bị ảnh hưởng nên được một suất công nhân. Muốn xin thêm cho con gái đi học, gia đình phải mất thêm 7 triệu đồng. Giờ cả 2 đứa ngay cả bằng học nghề cũng chưa lấy được do nhà trường nói công ty chưa trả hết nợ”.

Trong số hàng trăm người học xong rồi... thất nghiệp tại xã Thúy Sơn, trường hợp của anh Đỗ Xuân Hoàn (con ông Đỗ Xuân Tám) và anh Hồ Sĩ Đức thật bi hài. Thời điểm đó, anh Hoàn đang là giáo viên tại huyện Quan Hóa, còn anh Đức là cán bộ thú y của xã, học xong, cả 2 thất nghiệp. “Hai năm học tôi tốn hết 50 triệu đồng, về quê thì thấy nhà máy bỏ hoang, tôi thành người thất nghiệp bởi vị trí làm việc cũ đã có người thay thế. Cũng may trở về địa phương tôi được bà con ghi nhận bầu làm... trưởng thôn” - anh Đức kể. Cũng theo phản ánh của người dân xã Thúy Sơn, sau khi dự án “chết yểu”, nhiều người muốn xin việc vào doanh nghiệp khác rất khó khăn. Bởi bằng tốt nghiệp trung học bị nhà máy thu cùng hồ sơ nhưng chưa trả lại.

 

Bỏ hoang đất đai quá lãng phí

Ông Phạm Văn Hùng, Chủ tịch UBND xã Thúy Sơn, cho biết địa phương mong muốn UBND tỉnh sớm có hướng giải quyết dự án này. Nếu tiếp tục xây dựng phải yêu cầu đơn vị đầu tư nhanh chóng triển khai, còn không thì thay thế dự án khác. Đất đai bỏ hoang quá lãng phí, trong khi người dân thiếu đất sản xuất.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo