xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Dự báo sớm nhu cầu đi lại

TS Phạm Sanh

Cần khảo sát, đánh giá nhu cầu đi lại ở từng địa phương, từng giới, từng phương tiện trong từng ngày cao điểm Tết, từ đó dự báo nhiều mô hình, nhiều kịch bản, nhiều phương án dự phòng

Cuối năm nào cũng vậy, chiếc vé về quê ăn Tết luôn là nỗi ám ảnh, hồi hộp của bao người xa nhà dù năm nào ngành giao thông vận tải cũng cố gắng đổi mới, tăng cường tàu xe, nghiêm trị xe dù, bến cóc.

Thật ra, rất ít người phải ngậm ngùi ở lại thành phố ăn Tết vì không có vé tàu xe. Có chăng là họ phải đi từng chặng đường trên những chuyến xe bão táp, giá vé trên trời và bị nhồi nhét.

Theo tôi, trước khi tìm giải pháp, chúng ta phải đi tìm, mổ xẻ nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Đó là do các ngành chức năng chạy theo thành tích, năm nào cũng báo cáo phục vụ người dân có nhu cầu về quê ăn Tết tốt, trong khi người dân gặp khó khăn, thấy chuyện bất bình trên đường cũng không biết phản ánh cho đơn vị nào vì không biết có được giải quyết hay không. Từ việc chạy theo thành tích sẽ đưa ra các con số dự báo cho năm sau không chính xác, giải pháp nặng tính phong trào và mệnh lệnh hành chính chung chung.

 

Hành khách chen nhau mua vé của nhà xe Phương Trang tại phòng vé 231-233 Lê Hồng Phong (quận 5, TP HCM) Ảnh: Gia Minh
Hành khách chen nhau mua vé của nhà xe Phương Trang tại phòng vé 231-233 Lê Hồng Phong (quận 5, TP HCM) Ảnh: Gia Minh

 

Nguyên nhân thứ hai là dịch vụ kinh doanh vận tải hành khách chưa theo cơ chế thị trường, đường sắt nặng quan liêu bao cấp, đường bộ cạnh tranh không lành mạnh, thiếu vai trò kiểm soát hiệu lực của các cơ quan quản lý nhà nước. Các quy luật cung cầu, cạnh tranh, lời lỗ… đều không thể hiện rõ, dẫn đến không xem khách hàng là thượng đế, thiếu các nhu cầu, động cơ đổi mới để phục vụ hành khách.

Để chấn chỉnh những vấn đề tồn tại này, theo tôi, cần có các giải pháp cụ thể sau đây:

Trước hết, khảo sát, đánh giá nhằm nắm tương đối chắc nhu cầu đi lại ở từng địa phương, từng phương tiện trong từng ngày cao điểm Tết. Sau đó, dự báo nhiều mô hình, nhiều kịch bản để đưa ra nhiều phương án dự phòng rủi ro. Công việc dự báo nhu cầu phải xong từ đầu năm.

Việc đăng ký và bán vé tàu xe sớm, từ đầu năm, diễn ra trong năm; cho phép cơ chế giá vé tăng giảm theo thời gian, mua càng sớm giá càng rẻ để tạo thói quen cho người dân có kế hoạch đi lại về quê ăn Tết từ đầu năm. Đẩy mạnh việc bán vé qua mạng, dịch vụ giao vé tận nhà. Xây dựng cơ chế phản hồi ý kiến khách hàng minh bạch, hiệu quả. Đẩy mạnh dịch vụ lữ hành và các chương trình hỗ trợ đưa công nhân, sinh viên, đồng hương, người nghèo về quê ăn Tết.

Về phân công chịu trách nhiệm phải rõ ràng, có địa chỉ. Thanh tra giao thông chịu trách nhiệm về xe dù, bến cóc; cảnh sát giao thông chịu trách nhiệm về an toàn, an ninh dọc đường. Thông báo các số điện thoại khẩn cấp dọc đường. Nghiên cứu giải pháp cho người đi xe được ghi hình, ghi âm để phạt nguội, có thưởng.

 

Chị Nguyễn Minh Anh (quê Quảng Ngãi):

Tự “cứu” mình

Để hành trình về quê ăn Tết bớt cực nhọc, trong khi chờ cơ quan chức năng tìm giải pháp, theo tôi, chúng ta phải tự “cứu” mình trước.

Hai năm qua, gia đình tôi, gia đình các anh chị và một số bạn bè cùng quê chọn giải pháp thuê xe 16 chỗ để về quê, vừa tiết kiệm vừa tự do, thoải mái. Tuy nhiên, với những sinh viên, công nhân nghèo, tôi nghĩ nên có những hội sinh viên, hội đồng hương, Công đoàn công ty… đứng ra tổ chức chương trình hỗ trợ xe Tết. Chẳng hạn, những người chịu trách nhiệm trong hội sẽ liên hệ hợp đồng xe, tìm giá ưu đãi rồi lên kế hoạch về thời gian bán vé, xuất phát, địa điểm đón (trước cổng trường, ký túc xá, công ty…), rồi thông qua mạng xã hội, bản tin ký túc xá, công ty… để đưa thông tin về chương trình xe Tết tới cộng đồng sinh viên, công nhân. Như vậy sẽ tránh được tình trạng chen lấn, chầu chực mà vẫn không có vé và giảm thiểu tình trạng quá tải ở các bến xe ngày Tết.

Anh Huỳnh Tiến Đạt (quê Khánh Hòa):

Nghỉ Tết sớm, giảm áp lực tàu xe

Người dân mình hay có thói quen về quê vào những ngày cận Tết (từ 23 tháng chạp trở đi), dẫn tới việc tàu xe không thể đáp ứng nổi. Vẫn biết với số đông công nhân, người lao động nghèo, thời gian cận Tết cũng là thời điểm cố gắng làm thêm hoặc chờ tiền thưởng để phần quà cho người thân được nhiều hơn một chút, Tết quê nhà được đầy đủ hơn. Tuy nhiên, nếu sắp xếp thời gian, công việc hợp lý cũng tránh được phần nào áp lực tàu xe.

Ví dụ, có thể gửi tiền về quê nhà lo Tết trước, chúng ta ở lại thành phố đến mùng 1, mùng 2 Tết, lúc đó chắc chắn dễ mua vé tàu xe hơn; ngành giáo dục nên cho sinh viên, giảng viên nghỉ Tết sớm và vào học sớm hơn 1 tuần cũng là giải pháp giảm áp lực tàu xe; CB-CNV có thể nghỉ phép năm từ khoảng 19-20 tháng chạp để về quê… Tức là tùy tình hình công việc cụ thể của bản thân để sắp xếp, lên kế hoạch về quê, tránh những ngày cận Tết.

 

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo