xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đừng để cái ác lộng hành

Phạm Hồ

(NLĐO) - Người tố cáo tham nhũng, tiêu cực bị đánh nứt sọ, cho nghỉ việc. Nhiều nơi những tiêu cực bị tố cáo rõ rành rành nhưng các cơ quan chức năng vờ đi, làm người tố cáo bị cô lập...

Vụ dược sĩ Trần Thị Kiều Oanh (SN 1983, ngụ thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước), nhân viên Phòng Giám định Y khoa (GĐYK) tỉnh Bình Phước bị ông Đoàn Đức Loát, Trưởng phòng GĐYK - người bị chị Oanh tố cáo tham nhũng, cho nghỉ việc làm dư luận rất bức xúc. Trước đó chị Oanh đã bị một người liên quan trong vụ tố cáo này đánh nứt sọ.
 
Hèn!

Các cơ quan chức năng tỉnh Bình Phước, nhất là Sở Y tế ở đâu khi người tố cáo những sai phạm tại Phòng GĐYK liên tục bị hành hung, trù dập? Đấu tranh chống tiêu cực chỉ ở một phòng nhỏ của Sở Y tế Bình Phước tiêu cực mà lại quá nhiêu khê, nguy hiểm như thế thì thử hỏi còn ai dám đấu tranh chống tiêu cực.

Bạn đọc Trần Lâm bày tỏ: “Quyết định sa thải dược sĩ Trần Thị Kiều Oanh là một cú tát thẳng mặt vào quyết tâm phòng chống tham nhũng của tỉnh Bình Phước. Nếu sau khi khiếu nại mà quyền lợi và cả cuộc sống của dược sĩ Oanh không được bảo vệ thì người dân Bình Phước có quyền đặt câu hỏi về trách nhiệm của các cơ quan chức năng tỉnh Bình Phước. Hành động bao che của Sở Y tế Bình Phước cho Trưởng phòng GĐYK cần phải được tỉnh ủy Bình Phước chỉ đạo Ban nội chính tỉnh vào cuộc xem xét”.
img
Chị Trần Thị Kiều Oanh bên những lá đơn tố cáo những sai phạm tại
Phòng GĐYK tỉnh Bình Phước. Ảnh: TÂN TIẾN
 
Nhiều bạn đọc cho rằng cách hành xử của các cơ quan liên quan và một số cá nhân trong vụ việc này là có vấn đề. Với cách kết luận “dược sĩ Trần Thị Kiều Oanh tố cáo sai sự thật, gây thiệt hại nghiêm trọng về lợi ích của người sử dụng lao động như: gây mâu thuẫn, mất đoàn kết nội bộ, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín, danh dự của một số cá nhân, tập thể...” nghe quá cũ. Đây là “bài” của những người bị tố cáo tiêu cực thường sử dụng với người tố cáo. Nếu tố cáo sai, ông Loát có quyền hồi tố theo luật còn đằng này đánh hội đồng một người đơn thân độc mã thì chỉ còn biết thốt lên một câu rằng: Hèn!” - bạn đọc Robert nhận xét.

Đưa ra ý kiến về vấn đề trên, bạn đọc Quang Minh, cho biết: Đừng hô hào nhiều quá về chống tiêu cực, bảo vệ người tố cáo, mà hãy hành động để người dân tin rằng có cơ quan đứng ra bảo vệ họ nếu họ tố cáo tiêu cực. Hãy quy trách nhiệm ngay với cấp trực tiếp trở lên nếu để người tố cáo tiêu cực bị trù dập thì người dân mới có lòng tin và quyết tâm chống tiêu cực mới được củng cố. Hãy làm cho con sâu phải sợ thuốc chứ không phải ngược lại.

Ai bao che cho sai phạm ?

Vụ việc trên tưởng chừng như đơn giản nhưng càng ngày càng lộ ra những tình tiết rất bất thường. Những sự kiện cứ tiếp nối nhau như sắp đặt sẵn để triệt tiêu vụ tố cáo tiêu cực này.

Nhiều bạn đọc theo dõi hành trình tố cáo của chị Oanh đặt lại diễn tiến vụ việc: Sau khi chị Oanh tố cáo tiêu cực về các y bác sĩ và Trưởng Phòng GĐYK nhận tiền đút lót của bệnh nhân, phòng này không tiếp tục ký hợp đồng với chị Oanh, kế tiếp không trả lương cho chị Oanh mấy tháng ròng. Các người liên quan đến vụ tố cáo thì nhục mạ và sau đó hành hung chị ngay tại phòng làm việc. Đến nay thì ông trưởng phòng ký quyết định cho chị Oanh nghỉ việc.
img
Công an xã Tiến Thành, thị xã Đồng Xoài cấp giấy giới thiệu đi xác nhận tình trạng
thương tích cho chị Oanh sau khi bị một đồng nghiệp dùng ghế sắt đánh nứt sọ. Ảnh: TÂN TIẾN 

Bạn đọc Bao Công, đặt vấn đề: “Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Khối cơ quan dân chính Đảng tỉnh Bình Phước thừa nhận những gì chị Oanh tố cáo là đúng, ông Đoàn Đức Loát, Trưởng phòng GĐYK có sai phạm, vậy việc dược sĩ Trần Thị Kiều Oanh nhận quyết định cho thôi việc do ông Đoàn Đức Loát, ký là cái gì? Ông Loát chỉ là trưởng của một phòng trực thuộc Sở Y tế thì tư cách gì mà ký quyết định sa thải người khác? Nếu sa thải chị Oanh vì lý do “tố cáo sai sự thật, gây thiệt hại nghiêm trọng về lợi ích của người sử dụng lao động...”, vậy thì kết luận của Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Khối cơ quan dân chính Đảng tỉnh Bình Phước đã bị ông Loát chẳng xem ra gì. Cách vận hành của bộ máy công quyền một tỉnh sao mà kỳ quặc thế”.

Sự việc càng khó hiểu hơn, khi ông Trần Đức Loát là người bị chị Oanh tố cáo nhưng cũng chính ông lại là người chủ trì cuộc họp xem xét kỷ luật chị Oanh. Thực tế, kết quả của cách giải quyết tố cáo trên là chị Oanh bị... cho thôi việc.  
Hãy cố gắng lên nhé

“Thừa thắng thì xông lên, nhưng khiếu kiện, tố cáo thì phải đúng người, đúng tội và phải chi tiết cụ thể từng vụ việc, chứng cứ rõ ràng. Cơ quan này không giải quyết thì còn có các cơ quan cao hơn. Cháu phải hết sức bình tĩnh để theo đuổi mục tiêu của mình” - bạn đọc Lý Thông.

“Buồn thật. Sự việc này kéo dài, báo chí đăng nhiều rồi sao mà không thấy ai can thiệp?. Cơ quan pháp quyền đâu rồi sao không ai lên tiếng ủng hộ người tố cáo hết vậy? Cứ như thế này thì làm sao chống tiêu cực, cái xấu sẽ lộng hành, người dân càng khổ” - bạn đọc Phan Thị Nhàn.

 

 
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo