xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đừng hô hào, lý thuyết suông nữa!

Vy Thư

Hãy tạo cho thầy cô giáo một hành lang an toàn bởi hiện nay họ đang đi trên dây, dù mệt mỏi vẫn phải luôn cố gắng giữ thăng bằng để không té ngã.

Những ngày qua, mạng xã hội xôn xao về hình ảnh một nam sinh lớp 9 bị cô giáo bắt phạt quỳ trong giờ học và ngay sau sự việc, cô giáo bị đình chỉ công tác 1 tuần.

Thật ra, hình ảnh học sinh (HS) bị thầy cô trách phạt, trong đó có phạt quỳ không xa lạ với những thế hệ HS hơn 20 năm trước. Hơn nữa, dù bị thầy cô phạt nhưng hầu như không ai dám về "méc" phụ huynh (PH) vì sợ nhận thêm trận đòn nữa do "không lo học, ham quậy phá để thầy cô phải nhọc lòng". Rồi mấy chục năm sau, đa số những ai hay bị thầy cô "xử lý đến nơi đến chốn" đều nên người, có người làm ông này, bà nọ. Gặp nhau, nhắc lại ngày xưa, họ không quên cảm ơn thầy cô đã "cho con những trận đòn đáng nhớ". Bởi họ cảm nhận rất rõ mỗi khi thầy cô phải "xuống tay" với HS là chuyện chẳng đặng đừng. Đó thật sự là việc rất đau xót, hoàn toàn không có sự hả hê hay vì nóng giận. Đánh hay phạt là vì thương, vì muốn HS nên người.

Ngày nay, bạn bè, người thân tôi đi dạy vẫn thường than: "Dạy dỗ bây giờ rất khó. Ở nhà, các con là "vua", muốn gì được đó. Lên trường, mỗi lớp có vài chục ông vua con, khép các con vào kỷ luật, nền nếp không dễ".

Đúng vậy, trên các thầy cô là quy định của pháp luật, của ngành, của trường. Dưới là sự giám sát từng li từng tí của PH, HS và xã hội. Chỉ một chút sơ sẩy, không giữ được bình tĩnh, thầy cô sẽ bị xã hội lên án, cấp trên kỷ luật - bất chấp nguyên nhân dẫn đến sự việc đáng tiếc đó là gì.

HS được giải này, giải nọ, chưa chắc PH nhớ đến công lao thầy cô, thậm chí họ cứ nghĩ đó là do "con cái chúng ta giỏi thật". HS làm điều gì sai quấy, thầy cô bị cho là thiếu sâu sát, quan tâm, chỉ lo dạy kiến thức mà không rèn đạo đức. Có mấy ai nhìn ra con cái chính là tấm gương phản chiếu của cha mẹ. Cha mẹ như thế nào sẽ nuôi dưỡng con cái trưởng thành như vậy. Rất nhiều PH dành thời gian để kiếm tiền, lo chăm chút bản thân, giao tiếp trên bàn nhậu với bạn bè, đối tác; còn với con, ngoài việc "ném" cho cục tiền để tự ăn uống, mua sách vở, quần áo…, thì đôi khi cả ngày không trao đổi được 1 câu với con, thậm chí nhiều ngày không gặp con dù sống chung mái nhà. Rồi có những PH ở nhà thì mắng nhiếc, thậm chí đánh con. Thế nhưng, hễ nghe nói trên trường con bị thầy cô trách phạt, không cần tìm hiểu lý do, liền đòi kiện, đòi xử thầy cô… Có bao giờ chúng ta đặt mình vào vị trí của thầy cô, khi phải dạy dỗ và chịu trách nhiệm với mấy chục ông vua con trong một lớp? Có bao giờ chúng ta lắng mình lại để nhớ đến việc mình đã từng làm gì trước lời nói, hành động khiêu khích, hư đốn của con hay lại nổi điên tuôn ra hàng tá lời nói nhục mạ, vớ lấy bất cứ thứ gì trong tầm tay để vụt vào người con?

Bạo lực (thể xác lẫn tinh thần) đối với trẻ không bao giờ là điều tốt. Đánh HS để thỏa mãn sự bực tức trong lòng thầy cô càng là điều cấm kỵ. Nhưng xin hãy đặt mình vào vị trí của thầy cô giáo, phân tích ngọn ngành nguyên nhân trước khi phán xét, lên án họ. Xin ngành giáo dục và các ngành liên quan hãy cùng ngồi lại, tìm giải pháp tốt nhất, thực tế nhất trong xử lý đối với HS cá biệt: phạt hay không phạt, phạt như thế nào...? Đừng hô hào, lý thuyết suông. Hãy tạo cho thầy cô giáo một hành lang an toàn bởi hiện nay họ đang đi trên dây, dù mệt mỏi vẫn phải luôn cố gắng giữ thăng bằng để không té ngã.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo