xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đừng nhầm lẫn quyền hạn và quyền lực

Nguyễn Quyết - Phạm Dũng - Thành Đồng

Các chuyên gia giao thông và luật sư đều cho rằng việc CSGT truy đuổi người vi phạm giao thông không được quy định trong luật

Sau vụ việc thiếu tá CSGT truy đuổi xe vi phạm tại Trạm thu phí cầu Đồng Nai (TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) dẫn đến trượt ngã vào bánh sau xe tải và tử vong tại chỗ, câu hỏi CSGT có nên “liều mình” truy đuổi xe vi phạm lại một lần nữa được đặt ra.

Phải bảo đảm an toàn giao thông

Ông Phạm Trung Tuyến, Phó Giám đốc kênh VOV Giao thông quốc gia, cho rằng nếu lái xe chỉ đơn giản là vi phạm giao thông, có thể phạt nguội, tăng chế tài tội không chấp hành hiệu lệnh. Nếu có dấu hiệu tội phạm nguy hiểm thì huy động lực lượng chặn bắt, đồng thời thông báo cảnh báo an toàn cho người dân. Xác định hành vi nguy hiểm như thế nào thì phải có nguyên tắc rõ ràng.


Hình ảnh “liều mình” của một CSGT Hà Nội khi bắt lỗi xe khách Ảnh: Thanh Tâm

Hình ảnh “liều mình” của một CSGT Hà Nội khi bắt lỗi xe khách Ảnh: Thanh Tâm

“Nhiệm vụ của CSGT trước hết là bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (ATGT). Vì thế, tôi cho rằng bất cứ hành động nào dẫn đến sự mất ATGT cũng là không đúng với trách nhiệm và quyền hạn của lực lượng CSGT. Đừng nên nhầm lẫn giữa quyền hạn và quyền lực. Nếu nhận thức đúng đắn về quyền hạn, CSGT sẽ có ý thức rằng có thể làm những gì để bảo đảm trật tự, ATGT. Còn nhầm lẫn giữa quyền hạn với quyền lực, CSGT sẽ bị thúc đẩy bởi tâm lý có quyền dừng phương tiện và khi lái xe không chấp hành hiệu lệnh dừng xe, tâm lý này dễ dẫn đến hành vi chặn đầu xe để xem lái xe có dám không dừng lại hay không” - ông Tuyến phân tích.

Còn theo một lãnh đạo CSGT Đường bộ - Đường sắt Công an TP HCM, về nguyên tắc, CSGT có nhiệm vụ bảo đảm ATGT và ngăn chặn các hành vi vi phạm Luật Giao thông đường bộ. Việc ngăn chặn các hành vi vi phạm có nhiều cách khác nhau, tùy vào những trường hợp cụ thể cần xử lý linh hoạt, có thể phối hợp với các lực lượng khác hoặc các địa phương lân cận chứ không thể bất chấp nguy hiểm đến tính mạng. Ngoài ra, để bảo đảm an toàn cho các lực lượng khi thi hành nhiệm vụ, cần xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, chống người thi hành công vụ, xem thường pháp luật.

Trong khi đó, tại Hà Nội, từ cuối năm 2016, Phòng CSGT Hà Nội đã cấm cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ truy đuổi người vi phạm, trừ trường hợp có dấu hiệu tội phạm hoặc có thể gây tổn hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tham gia giao thông trên đường.

Chỉ được phép dừng xe

Bàn về vấn đề này, luật sư (LS) Nguyễn Văn Đức (Đoàn LS TP HCM) cho biết pháp luật hiện hành không quy định cho phép CSGT và các lực lượng Công an Nhân dân khác khi làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát giao thông được quyền truy đuổi người vi phạm giao thông. Luật chỉ cho phép CSGT và các lực lượng khác dừng xe của người điều khiển giao thông vi phạm Luật Giao thông đường bộ. Việc truy đuổi chỉ diễn ra khi một người có dấu hiệu tội phạm hoặc có hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng và tùy vào tình hình cụ thể, CSGT hoặc lực lượng chức năng khác quyết định có truy đuổi hay không. Việc truy đuổi, nếu có, cũng phải bảo đảm nguyên tắc an toàn cho người bị truy đuổi và những người khác đang tham gia giao thông trên đường. “Có nhiều biện pháp có thể thực hiện để xử lý người vi phạm bỏ chạy, như ghi biển số phương tiện hoặc dùng điện thoại chụp hình, quay phim hành vi vi phạm để sau đó truy xét, xử lý, chứ không nhất thiết phải truy đuổi” - LS Đức nói.

LS Trần Văn Toàn (Đoàn LS Hà Nội) cũng cho rằng hiện chưa có quy định cụ thể nào của pháp luật cho phép CSGT truy đuổi người vi phạm Luật Giao thông đường bộ mà chỉ có quy định cho phép CSGT dừng xe của người điều khiển vi phạm lại một cách an toàn. Thậm chí, nếu CSGT khi truy đuổi người vi phạm dẫn đến tai nạn nghiêm trọng, trong quá trình truy đuổi vì lỗi vô ý hoặc cố ý (có sử dụng vũ lực như đạp đổ xe, chèn ép xe, chặn đầu xe…) dẫn tới người bị truy đuổi bị thương tích hoặc chết thì tùy theo mức độ của hành vi và tình huống khi đó có thể bị xử lý kỷ luật, bồi thường thiệt hại và thậm chí có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Quy định xử lý lái xe bỏ chạy

Điều 20 Thông tư số 66/2012/TT- BCA ngày 30-10-2012 của Bộ Công an quy định về quy trình tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính của CSGT đường bộ, đối với trường hợp người lái xe vi phạm không chấp hành hiệu lệnh dừng xe, bỏ chạy thì thực hiện như sau:

- Tổ tuần tra, kiểm soát giao thông nhanh chóng ghi nhận các đặc điểm của xe như biển kiểm soát, màu sơn, nhãn hiệu, loại xe; đặc điểm của người lái xe, sau đó thông báo cho các tổ tuần tra, kiểm soát giao thông liền kề trên tuyến, các lực lượng khác để phối hợp, hỗ trợ ngăn chặn.

- Tổ tuần tra, kiểm soát giao thông liền kề trên tuyến khi nhận được yêu cầu phối hợp, hỗ trợ phải triển khai ngay lực lượng ngăn chặn, dừng phương tiện của người vi phạm hành chính về trật tự, ATGT để kiểm soát, xử lý theo quy định của pháp luật.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo