xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Dùng súng để khống chế đối tượng ngáo đá

Phạm Dũng - Sỹ Hưng

Luật pháp quy định rõ các trường hợp người thi hành công vụ được quyền nổ súng mà không cần phải cảnh báo trước

Thông tin trung tá Trần Văn Dũng (54 tuổi; Trưởng Công an xã Tiến Lợi, TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận) bị một thanh niên ngáo đá đâm tử vong khi ngăn cản anh ta cầm dao chặn xe, gây ùn tắc trên Quốc lộ 1 khiến bạn đọc vừa xót thương nạn nhân vừa lo âu trước sự manh động của những kẻ loạn thần do dùng ma túy đá.

Không nên nhân nhượng

Hầu hết ý kiến bạn đọc gửi về tòa soạn cho rằng trong trường hợp nguy hiểm như trên, người thi hành công vụ (THCV) cần sử dụng công cụ hỗ trợ và có biện pháp trấn áp mạnh tay nhằm bảo vệ tính mạng bản thân người THCV và người dân.

"Với những kẻ ngáo đá nguy hiểm như thế này, vì sao người THCV không sử dụng súng, trấn áp thẳng tay? Luật có quy định cụ thể lực lượng nào được trang bị súng và công cụ hỗ trợ, trường hợp nào được bắn hạ đối tượng nguy hiểm hay không? Bởi nếu không, những người THCV sẽ không dám mạnh tay vì sợ liên lụy trách nhiệm" - bạn đọc Ninh Kiều thắc mắc.

Còn theo bạn đọc Võ Minh Tuấn, số người sử dụng ma túy đá ngày một tăng và mức độ ngày càng nguy hiểm. "Nếu phải nổ súng bắn bị thương hoặc tiêu diệt ngay tại chỗ, đánh đổi một người để bảo toàn sự an toàn cho nhiều người thì cũng nên làm. Điều đó góp phần răn đe một cách hiệu quả và người dân lương thiện mới an tâm" - bạn đọc Tuấn nêu ý kiến.

Nói về vụ việc đau lòng trên, luật sư (LS) Nguyễn Văn Đức (Đoàn LS TP HCM) cũng cho rằng đối với những đối tượng ngáo đá, việc cố gắng thuyết phục để có cơ hội tước vũ khí hoặc công cụ có tính sát thương với người khác cần phải cân nhắc. Nếu cứ máy móc, cố gắng thuyết phục những kẻ ngáo đá, lắm khi tính mạng, sức khỏe của những người THCV bị đe dọa. Bởi lẽ, những đối tượng này rất manh động, nguy cơ gây thương vong cho người khác là rất cao. "Do vậy, người THCV nên mạnh dạn sử dụng vũ khí hoặc công cụ hỗ trợ để ngăn chặn, trấn áp ngay lập tức đối với đối tượng này vì thuộc trường hợp cấp bách" - LS Đức phân tích.

Dùng súng để khống chế đối tượng ngáo đá - Ảnh 1.

Hiện trường trung tá công an bị đối tượng ngáo đá đâm tử vong. (Ảnh do người đi đường chụp lại)

Luật cho phép

Cũng theo LS Nguyễn Văn Đức, Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ có hiệu lực từ tháng 7-2018 quy định rõ các trường hợp nổ súng quân dụng khi thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự. Cụ thể, điều 23 của luật này quy định người thi hành nhiệm vụ độc lập được quyền cảnh báo bằng hành động, mệnh lệnh lời nói hoặc bắn chỉ thiên trước khi nổ súng vào đối tượng trong trường hợp đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, vũ lực hoặc công cụ, phương tiện khác gây rối trật tự công cộng đe dọa tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác. Trường hợp đã nổ súng cảnh cáo nhưng đối tượng vẫn manh động, có hành vi tấn công người THCV, đe dọa đến tính mạng người THCV hoặc người khác thì người thi hành nhiệm vụ độc lập được quyền nổ súng vào đối tượng đó. Trường hợp của trung tá Trần Văn Dũng hoàn toàn có thể sử dụng vũ khí để khống chế, thậm chí nổ súng để ngăn chặn đối tượng ngáo đá.

Ngoài ra, khoản 2 điều 23 của luật này còn quy định các trường hợp người thi hành nhiệm vụ độc lập được quyền nổ súng mà không cần bắn cảnh cáo, đó là: Người vi phạm đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội khủng bố, giết người, bắt cóc con tin hoặc đang trực tiếp sử dụng vũ khí, vật liệu nổ chống lại việc bắt giữ khi vừa thực hiện xong hành vi phạm tội đó; người vi phạm sản xuất, mua bán, tàng trữ, vận chuyển hoặc tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy trực tiếp sử dụng vũ khí, vật liệu nổ chống lại việc bắt giữ… "Tất nhiên, việc sử dụng vũ khí nêu trên không được tùy tiện mà có nguyên tắc rất nghiêm ngặt. Người THCV chỉ sử dụng khi không còn biện pháp nào khác để ngăn chặn hành vi của đối tượng và sau khi đã cảnh báo mà họ không tuân theo hoặc nếu việc sử dụng vũ khí quân dụng không kịp thời sẽ đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe của người THCV, người khác hoặc có thể gây ra những hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác" - LS Đức nhấn mạnh.

LS Nguyễn Văn Tiến (Đoàn LS TP HCM) cũng cho rằng trong vụ việc vừa xảy ra ở TP Phan Thiết, có thể thấy đối tượng ngáo đá rất hung hãn, manh động, vì vậy người THCV được phép nổ súng để bảo đảm an ninh trật tự, an toàn nơi công cộng, an toàn tính mạng cho bản thân và những người xung quanh. 

Phải có tinh thần thép

Một cán bộ công an từng có kinh nghiệm truy bắt tội phạm cho biết tất cả cán bộ công an đều được huấn luyện bài bản về kỹ thuật sử dụng súng, công cụ hỗ trợ cũng như nắm rõ quy định trường hợp nào được phép nổ súng hay sử dụng nghiệp vụ khác để bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân và bản thân. Khi sử dụng súng, người THCV không những có kỹ thuật mà cần có tinh thần thép, nắm bắt được tâm lý đối tượng. Trước khi nổ súng, người THCV cần phải cảnh báo bằng hành động, mệnh lệnh lời nói, bắn chỉ thiên rồi mới dùng biện pháp mạnh.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo