xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đừng xuất khẩu thói xấu!

Nguyễn Văn Mỹ

Đã đến lúc phải tuyên chiến với những thói xấu của người Việt khi ra nước ngoài. Không chỉ lên án, kêu gọi tự giác mà cần phải có những biện pháp chế tài mạnh mẽ và triệt để

Nghi vấn người Việt vẽ bậy lên thành cổ ở Nhật đang tràn ngập báo chí và dậy sóng mạng xã hội Việt Nam.

Có phải người Việt xấu xí?

Theo thông tin báo chí, khoảng 16 giờ ngày 26-10, nhân viên bộ phận văn hóa TP Yonago - Nhật Bản phát hiện các ký tự "A", "HÀO" cùng 2 ký hiệu hình ngôi sao và trái tim trên một phiến đá thuộc khu di tích thành cổ Yonago (xây dựng từ năm 1612). Hình vẽ có chiều dài 70 cm, rộng 40 cm. Các phương án khôi phục di tích như sơn lại bề mặt đá, dùng keo nhựa… gặp khó khăn vì hình vẽ nguệch ngoạc, được khắc bằng vật nhọn với kích thước khá lớn.

Sẽ có một số người Việt tặc lưỡi: "Chuyện nhỏ, chẳng có gì phải ầm ĩ". Mà nhỏ thật, so với những vụ việc vi phạm ở Việt Nam, cả vô tình lẫn cố ý. Chuyện viết vẽ bậy ở Việt Nam là "dịch bệnh" chưa được kiểm soát nên ngày càng lây lan và trầm trọng. Viết bậy từ trong nhà ra ngoài phố, từ trong hẻm ra đại lộ, từ tường rào gia đình cho đến nơi công cộng. Viết bậy trên bàn ghế, trong sách giáo khoa, trong tập vở, trong sách báo. Đặc biệt là nạn viết vẽ bậy ở các danh thắng, di tích quốc gia. Không biết từ bao giờ, viết vẽ bậy trở thành "đặc sản" văn hóa của người Việt.

Nói cho ngay, các vấn nạn ở Việt Nam đều bị lên án và có luật pháp chế tài với khung hình phạt cụ thể. Mức phạt cũng không quá nhẹ. Điều đáng nói là gần như rất hiếm người bị phạt dù vi phạm thì không đếm xuể. Luật có cũng như không, vì hình như chẳng ai nhớ, cả người dân lẫn cấp quản lý. Lỡ bị bắt quả tang thì năn nỉ, dấm dúi hối lộ cho đến cãi bướng hoặc chây ì. Xử phạt thì du di, thông cảm, thậm chí thỏa hiệp chia đôi tiền phạt, cảm tính và tùy hứng. Có người cho rằng tại người Việt xấu xí, kém văn hóa hơn các nước khác. Hoàn toàn không phải. Dân các nước văn minh, lịch sự và văn hóa hơn vì luật pháp họ nghiêm minh.

Đừng xuất khẩu thói xấu! - Ảnh 1.

Phiến đá thuộc khu vực thành cổ Yonago bị vẽ bậy với những hình ảnh, cùng ký tự giống chữ “HÀO”. Ảnh: NHẬT BÁO MAINICHI

Tuyên chiến với tệ nạn

Chuyện viết vẽ bậy ở Việt Nam là chuyện "nhỏ hơn con thỏ" nhưng ở các nước là chuyện khủng long, thậm chí hơn khủng long. Đó là sự phỉ báng, xúc phạm lịch sử của đất nước họ và bị phạt rất nặng. Không chỉ phạt tiền, phạt lao động công ích và tù giam, một số nước như Singapore, Malaysia còn phạt roi. Năm 1994, Michael Fay - thiếu niên Mỹ - vì vẽ bậy lên ôtô người khác nên bị phạt tiền, lao động công ích cả tuần và bị đánh roi. Nhờ cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton can thiệp, chính quyền Singapore vẫn giữ nguyên hình phạt, chỉ giảm số roi cho Fay từ 6 xuống còn 4.

Viết vẽ bậy rõ ràng là tệ nạn ở Việt Nam, đang có nguy cơ lây lan, xuất khẩu theo người Việt đi du lịch, học tập, công tác và lao động ở nước ngoài. Những hành vi này đang góp phần làm méo mó tình cảm của thế giới dành cho người Việt. Lâu nay, những hành vi xấu xí này chỉ bị lên án, bị xử lý theo pháp luật từng nước. Còn khi về Việt Nam là xem như vô can, nên không có tác dụng răn đe. Vô tình, còn khuyến khích vi phạm.

Đã đến lúc phải tuyên chiến với những tệ nạn của người Việt khi ra nước ngoài. Không chỉ lên án, kêu gọi tự giác mà cần phải có những biện pháp chế tài mạnh mẽ và triệt để. Ngoài việc bị xử theo pháp luật các nước, Việt Nam cần xử thêm tội làm nhục quốc thể. Nên phạt tiền thật nặng, kèm với lao động công ích. Tùy mức độ, có thể cấm xuất cảnh, buộc thôi học, thôi việc. Vi phạm ở nước ngoài phải được xử nặng hơn ở trong nước.

Làm xấu trong nước quá đủ rồi, xin đừng xuất khẩu tệ nạn.

290.000 người Việt cư trú tại Nhật Bản

Theo Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Umeda Kunio, hiện số người Việt Nam cư trú tại Nhật Bản đã lên tới 290.000 người, tăng gấp 6,5 lần trong vòng 7 năm qua, xếp thứ ba sau Trung Quốc và Hàn Quốc. Trong đó, số lượng thực tập sinh kỹ năng là 130.000 người, tăng gấp 10 lần trong vòng 7 năm qua, đứng vị trí thứ nhất. Du học sinh là 80.000 người, tăng gấp 14 lần trong 7 năm qua, đứng vị trí thứ hai. Các bạn trẻ Việt Nam đã và đang hỗ trợ Nhật Bản trước những thách thức của tình trạng già hóa dân số và thiếu hụt lao động.

Thế nhưng, ở một góc độ khác, ngày càng có nhiều bạn trẻ Việt Nam phải gánh một khoản nợ lớn khi sang Nhật Bản, vì thế những người có hành vi phạm tội như trộm cắp cũng đang gia tăng. Năm 2017, Việt Nam đứng thứ nhất về số vụ phạm tội do người nước ngoài gây ra tại Nhật Bản. Điều đó sẽ tạo ra vết nhơ trong cuộc đời của những bạn trẻ mang theo hoài bão và khát vọng khi đến Nhật Bản; làm xấu đi hình ảnh của Việt Nam tại Nhật Bản cũng như của Nhật Bản tại Việt Nam.

Tại hội đàm cấp cao giữa Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa qua, hai bên đã nhất trí tăng cường quản lý, giám sát "các công ty phái cử không lành mạnh của Việt Nam" và "các trường tiếng Nhật không lành mạnh của Nhật Bản" đang kiếm lợi từ các bạn trẻ Việt Nam. Mặt khác, phía cảnh sát Nhật Bản cũng đang gấp rút bồi dưỡng những điều tra viên biết tiếng Việt trước tình hình nghi phạm người Việt Nam đang gia tăng nhanh chóng như hiện nay.

D.Ngọc

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo