xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Gắn máy đo độ cồn: Tốn kém, khó khả thi

Văn Duẩn - Nguyễn Hưởng

Nhiều chuyên gia và các doanh nghiệp cho rằng việc gắn thiết bị đo nồng độ cồn giúp hạn chế “ma men” lái xe nhưng gây khó khăn rất lớn về tài chính cho các doanh nghiệp

Nhằm giảm tai nạn giao thông (TNGT) do tài xế uống bia rượu gây ra, Phòng CSGT Đường bộ - Đường sắt (PC67), Công an TP Hà Nội vừa đề xuất gắn thiết bị đo nồng độ cồn trong các ô tô hoạt động kinh doanh vận tải hành khách.

Quản lý trực tiếp tài xế

Cụ thể, theo ý tưởng của PC67, ngoài việc gắn thiết bị giám sát hành trình còn phải gắn thêm máy đo nồng độ cồn ngay trong các phương tiện ô tô kinh doanh vận tải hành khách. Trước khi điều khiển phương tiện, tài xế phải kiểm tra nồng độ cồn qua thiết bị này và kết quả kiểm tra được kết nối với trung tâm quản lý tài xế. Nếu hệ thống phát hiện tài xế sử dụng rượu bia vượt mức cho phép, trung tâm quản lý sẽ can thiệp để ô tô không thể nổ máy được.

Liên quan đến vấn đề này, thiếu tá Nguyễn Mạnh Hùng, Phó PC67 - Công an TP Hà Nội, cho biết dù đã có quy định, chế tài xử phạt với hành vi điều khiển phương tiện khi trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt mức cho phép nhưng thực tế vẫn có nhiều vụ TNGT liên quan đến việc sử dụng rượu bia. “Nhiều người tham gia giao thông tự cho rằng đủ khả năng điều khiển phương tiện sau khi uống rượu bia nhưng thực tế thì khác, nguy cơ xảy ra tai nạn rất cao, hậu quả nghiêm trọng. Do vậy, việc gắn thiết bị đo nồng độ cồn trong phương tiện thể hiện sự văn minh và dễ dàng trong việc quản lý tài xế” - ông Hùng giải thích.

Bên cạnh đề xuất lắp thiết bị đo nồng độ cồn trên ô tô, PC67 dự tính sẽ kiến nghị các cơ quan chức năng xem xét cho phép trông giữ phương tiện một hàng trên một số tuyến phố trong khu vực nội đô. Bên cạnh đó, PC67 sẽ kiến nghị xây dựng hệ thống điểm đối với các tài xế. Cụ thể, tài xế khi được cấp giấy phép lái xe sẽ có 10 điểm trong “tài khoản”, trong quá trình hoạt động, nếu vi phạm luật giao thông sẽ bị trừ dần và khi hết điểm, tài xế buộc phải thi lại như lần đầu đi thi.

CSGT kiểm tra nồng độ cồn người tham gia giao thông Ảnh: NGUYỄN HƯỞNG
CSGT kiểm tra nồng độ cồn người tham gia giao thông Ảnh: NGUYỄN HƯỞNG

Doanh nghiệp vận tải “kêu” tốn kém

Ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam (viết tắt là Hiệp hội), cho biết về quan điểm, Hiệp hội ủng hộ việc xử lý các tài xế sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông. “Tuy nhiên, những đề xuất này phải được thực hiện trên tinh thần không làm phát sinh tốn kém, gây khó khăn cho các doanh nghiệp vận tải (DNVT)” - ông Thanh nhấn mạnh.

Ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội, cho rằng đề nghị này cần nghiên cứu kỹ bởi liên quan đến hàng vạn tài xế và các DNVT.

“Thời gian qua, các DNVT đã đầu tư nhiều thứ nên đề nghị này cần xem xét phù hợp với tình hình tài chính, quản lý của DN. Nếu có áp dụng thì cũng nên để sau năm 2020” - ông Liên nói.

Theo ông Khúc Hữu Thanh Hải, Giám đốc Công ty CP Vận tải, Thương mại và Dịch vụ Đất Cảng (Hải Phòng), nếu nhà nước đầu tư thiết bị đo nồng độ cồn thì không vấn đề gì vì việc này có lợi cho DN. “Tuy nhiên, nếu DN phải tự đầu tư thiết bị thì sẽ gặp khó khăn rất lớn về tài chính và khó khả thi. Ngoài ra, hiện chế tài xử phạt nồng độ cồn rất nặng, DN cũng có các biện pháp quản lý phù hợp đối với tài xế trong việc sử dụng bia rượu nên việc lắp thiết bị có thể mang lại hiệu quả không lớn” - ông Hải nói.

Một DNVT hành khách tại Hà Nội cũng cho rằng mỗi DN có quy định, chế tài riêng với tài xế của mình trong việc sử dụng rượu bia trong thời gian làm việc. “Nếu CSGT Hà Nội đề nghị lắp máy đo đồng độ cồn trên xe, điều đó dẫn đến việc DN sẽ phải gánh thêm chi phí nhưng hiệu quả không lớn” - vị này nói.

Quan trọng là ý thức

Bàn về đề xuất gắn thiết bị đo nồng độ cồn trong ô tô của Công an TP Hà Nội, nhiều bạn đọc cho rằng ý thức của tài xế, người thực thi pháp luật và chế tài xử phạt nghiêm khắc mới quan trọng.

“Tại sao phải phiền phức, tốn kém như vậy? Cơ quan quản lý không thể kiểm tra được nếu tài xế gian dối, để người khác thổi vào máy đo nồng độ cồn. Luật đã có, nếu tài xế sử dụng rượu bia vượt mức cho phép thì cứ theo luật mà phạt thật nặng, tịch thu bằng lái. Làm thật nghiêm khắc thì sẽ hạn chế được vi phạm” - bạn đọc Nguyên Chương nêu ý kiến.

Một số bạn đọc cho rằng việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn người điều khiển phương tiện sử dụng rượu bia và kiến nghị gắn máy đo nồng độ cồn trong ô tô là cần thiết nhưng nên có cơ chế giảm trừ vào tiền thuế cho DN hoặc nhà nước phải hỗ trợ một phần.

V.Thư

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo