xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Gây sức ép bằng quan tài là làm bậy!

Phạm Dũng - Huỳnh Hiếu

Việc đem quan tài ra đường để gây sức ép với chính quyền, cơ quan chức năng; hoặc “tặng” quan tài cho “đối thủ”, tùy mức độ có thể bị xử phạt hành chính hoặc hình sự

Vụ việc chủ khách sạn Long Thành (TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) nợ ngân hàng bị cưỡng chế, kê biên tài sản nên đem quan tài đến đặt trước cửa ngân hàng “ăn vạ”, gây náo loạn khiến giao thông ách tắc làm dư luận lo ngại với cách hành xử đang có nguy cơ ngày càng bị lạm dụng này.

Đủ kiểu đem quan tài ra đường

Trước đó, tại Thanh Hóa, vì cho rằng đơn vị thi công xây dựng cống đào đất để la liệt trên đường, không dọn dẹp sạch sẽ khiến anh Hoàng Duẩn Hiền (SN 1985; trú tại Chà Thôn 1, xã Thiệu Phú, huyện Thiệu Hóa) gặp nạn và tử vong tại chỗ, sáng 10-9-2015, người nhà nạn nhân đã mang quan tài anh Hiền đến trước cổng trụ sở UBND xã Thiệu Phú đề nghị các cơ quan chức năng làm rõ sự tình.

 

Bà Đào Thị Long, chủ khách sạn Long Thành, đem quan tài gây náo loạn ngân hàng vào chiều 5-1 Ảnh: KỲ NAM
Bà Đào Thị Long, chủ khách sạn Long Thành, đem quan tài gây náo loạn ngân hàng vào chiều 5-1 Ảnh: KỲ NAM

 

Gây xôn xao dư luận nhất là vụ việc xảy ra hồi tháng 11-2015, khi một người dân xã Tam Ngọc, TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam mặc áo tang, mang quan tài đặt trên đường cao tốc đang thi công Đà Nẵng - Quảng Ngãi (đoạn đi qua xã Tam Ngọc) để phản đối về việc không được nhận tiền đền bù đất, kéo theo sự tham gia của hàng trăm người dân ở các thôn gần xã Tam Ngọc. Vụ việc này khiến lãnh đạo tỉnh phải vào cuộc giải quyết và thừa nhận cán bộ có sai sót.

Đáng lên án là hành vi “tặng” quan tài  mà thời gian qua nhiều người sử dụng để khủng bố, tra tấn tinh thần người khác. Mới đây nhất là vụ ông Nguyễn Văn Hoàn (ngụ phường Tứ Minh, TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương) thuê người mang quan tài và 2 vòng hoa đến đặt trước cửa nhà anh Lê Văn Lai (ngụ cùng phường) để đòi nợ. Hay như vụ một đại gia ở Cà Mau đã “tặng” quan tài trước công trình xây dựng quán cà phê của người đang tranh chấp ranh đất với mình.

Những sự việc trên khiến rất đông người kéo đến xem, gây náo loạn, công an phường phải đưa lực lượng đến giữ trật tự.

Nên sử dụng đúng quyền

Theo luật sư Nguyễn Thành Công (Đoàn Luật sư TP HCM), hành vi mang quan tài ra phố để gây sức ép có thể bị xem là gây rối trật tự công cộng, tùy mức độ có thể bị xử phạt hành chính từ 100.000 đồng đến tối đa 5.000.000 đồng. Tuy nhiên, pháp luật cũng xem xét đến mục đích những người đem quan tài đi gây sức ép không phải để gây rối mà đa phần do quá bức xúc vấn đề nào đó mà không được cơ quan có thẩm quyền giải quyết thấu đáo hoặc cho rằng bị oan sai. Những người đó cũng không có chủ ý, không chủ động lôi kéo người khác gây rối mà có thể do những người hiếu kỳ đi theo gây mất trật tự.

Luật sư Công cũng phân tích thêm trong những trường hợp đó, lực lượng công an, cảnh sát trật tự trước khi áp dụng các chế tài cần vận động, thuyết phục, giải thích để người dân hiểu và giải tán. Nếu đã vận động, thuyết phục mà người trực tiếp tham gia và những người gây rối không chấp hành thì mới đưa về trụ sở công an giải quyết, xử phạt theo quy định của pháp luật. Trường hợp người đem quan tài ra phố có các hành động như la lối, kích động hoặc trực tiếp gây rối, phá hoại tài sản (chưa đến mức thành 1 tội danh độc lập như tội “Hủy hoại tài sản”), đánh người (chưa đến mức là tội “Cố ý gây thương tích”) hoặc gây cản trở giao thông nghiêm trọng... thì hành vi đó có dấu hiệu của tội “Gây rối trật tự công cộng”, quy định tại điều 245 Bộ Luật Hình sự, khung hình phạt từ 2 đến 7 năm tù.

“Người dân nên sử dụng đúng quyền khiếu nại, tố cáo, kêu oan để được sự bảo vệ của pháp luật. Không nên dùng quan tài để gây sức ép vì không những gây phản cảm mà còn vi phạm quy định trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội. Về phía cơ quan chức năng, cần giải quyết thấu đáo, có tình có lý những khiếu nại, tố cáo của người dân. Đừng để họ phải dùng đến “hạ sách” bởi khi người này làm được thì sẽ có người khác làm theo” - luật sư Công nhấn mạnh.

 

Người bị đe dọa có thể khởi kiện

Đối với hành vi đặt quan tài trước nhà ai đó gây cho họ cảm giác hoang mang, hoảng sợ, theo thẩm phán Vũ Phi Long, Phó chánh Tòa Hình sự TAND TP HCM, có thể bị xử lý với tội danh “Khủng bố”. Đáng chú ý, nếu chứng minh được mục đích, động cơ của người đặt quan tài thì cũng có thể xử lý tội danh “Đe dọa giết người”.

Ngoài ra, theo thẩm phán Vũ Phi Long, nếu người bị đe dọa cho rằng hành vi đặt quan tài trước nhà, trước cơ sở kinh doanh ảnh hưởng đến việc sản xuất, buôn bán và gây thiệt hại về kinh tế (nếu chứng minh được) thì có thể khởi kiện ra tòa yêu cầu bồi thường thiệt hại.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo