xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

“Gì cũng cười”và chuyện động đất…cũng cười!

Lưu Vĩnh Hy

“Cộng đồng mạng đang xôn xao, bàn tán về tấm ảnh “cười ở Nepal” của một thành viên trong đoàn công tác Hội Chữ thập đỏ Việt Nam. Vì sao lại có nụ cười tự sướng một cách dã man như vậy trong hoàn cảnh Nepal đang tan hoang, đầy máu và nước mắt?

Tấm ảnh chụp hình một người phụ nữ đang cười rất tươi, được cho là thành viên đoàn công tác của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam sang Nepal học hỏi kinh nghiệm về ứng phó với động đất. Người phụ nữ này đang đứng chỉ tay vào một căn nhà đổ nát và cười…vui vẻ!

“Nụ cười dã man”

Bức ảnh phản cảm này lập tức được trang 9GAG - một website chuyên đăng tải những hình ảnh, video hài hước, chế giễu đăng lại. Để chế giễu, trang 9GAG còn đăng kèm một tấm ảnh du khách nước ngoài đang nhiệt tình tham gia cứu hộ, cứu nạn  ở Nepal.

 

Bức ảnh được đăng trên trang 9GAG

Bức ảnh được đăng trên trang 9GAG

Hai tấm ảnh này được đặt dưới tên chung là Nepal Earthquake (động đất Nepal) đã lần lượt được chú thích: "Other tourists" (những du khách khác) và "A member of Redcross Vietnam" (một thành viên Hội Chữ thập đỏ Việt Nam). Trang 9GAG còn bình luận thêm: “Sau đó bà ta bắt chuyến bay đầu tiên trở về Việt Nam mà không giúp đỡ gì thêm…”.

Một người có trách nhiệm trong đoàn Hội Chữ Thập đỏ Việt Nam sang Nepal học tập kinh nghiệm ứng phó với động đất cho biết, đoàn đến Nepal hôm 19-4, đến 25-4 thì xảy ra động đất. Vào thời điểm trận động đất 7,8 độ Richter xảy ra ở Nepal, đoàn đang ở khách sạn Utse, nơi cách tâm trận trận động đất khoảng 70 km. Sau đó, đoàn đi khảo sát một số khu vực lân cận và bức ảnh trên được chụp trong quá trình ấy. Mấy ngày sau đoàn đã về nước an toàn!

Người này cũng cho biết, khi đoàn về Việt Nam, do sơ suất, bức ảnh ấy được cung cấp cho báo chí và sau khi được đăng trên một diễn đàn, nó lập tức trở nên rất “nổi tiếng”!

Dù người có trách nhiệm trong đoàn biện minh nữ cán bộ này không chụp hình “tự sướng”, không cười trên nỗi đau của người dân Nepal, cười là do… tình cờ, là bị chọc cười… nhưng bức ảnh ấy đã nói lên tất cả. Làm sao có thể biện minh nổi khi “nụ cười dã man” ấy “nở” giữa những đau thương, mất mát gây ra bởi trận động đất kinh hoàng lên đến 7,8 độ Richter, cướp đi gần 8.000 mạng người dân Nepal?

Tật…cười!

Vậy thì vì sao nữ cán bộ này lại cười tít mắt khi đứng trước cảnh hoang tàn vì động đất ở Nepal? Thôi thì cứ xin lấy căn bệnh mạn tính của người Việt mình là có tật hay cười- hay nói một cách khác là người Việt mình có “tật cười”- để tự lý giải rằng bà cán bộ nọ mắc “tật cười” chứ không phải là “nụ cười dã man”, cười trên nỗi đau của người khác.

“Xét ra cái cười của ta nhiều khi có cái vô tình độc ác… Thực không có gì tức bằng cái tức phải đối đáp với những kẻ nghe mình nói chỉ lấy tiếng hì hì mà đáp…” .   

Học giả Nguyễn Văn Vĩnh

Đây cũng là một tật xấu của “người Việt xấu xí”.Từ đầu thế kỷ XX, học giả NguyễnVănVĩnh đã chỉ ra cái “tật cười” của người Việt qua nghị luận “Xét tật mình” đăng trên Đông Dương tạp chí, trong đó có phần nói về tật “Gì cũng cười”: “An Nam ta có một thói lạ là gì cũng cười. Người ta khen cũng cười, chê cũng cười. Hay cũng hì, mà dở cũng hì, quấy cũng hì, phải cũng hì. Nhăn răng hì một tiếng, mọi việc hết nghiêm trang. Có kẻ bảo cười hết cả, cũng là một cách của người hiền…”.

Đúng là “tật cười”, cái tật khó bỏ của người Việt. “Hay cũng hì, mà dở cũng hì, quấy cũng hì, phải cũng hì” thì đúng là chẳng biết “hì” vì cái chi. “Tật cười” khác hẳn với những nụ cười thân thiện vốn nổi tiếng của người Việt Nam trong thời hội nhập.

Trở lại “cái hì”của nữ cán bộ nọ, “hì” trên đống đổ nát sau trận động đất ở Nepal, đúng là chẳng biết bà “hì” vì cái chi chi, bởi chẳng lẽ một cán bộ hội chữ thập đỏ như bà lại không biết rằng “hì” như vậy là không nên? Vậy vì sao bà ấy lại “hì”?

Trả lời một cách chính xác là nữ cán bộ này mắc “bệnh hì”, vậy cho nên mới có “nụ cười dã man” vô duyên đến tàn ác như vậy! Bà ấy quên mất rằng nụ cười dù không phải là ngôn ngữ nhưng nó “biết nói”. Nó nói thay lời của chủ thể đã đành, nó còn nói lên cái duyên hoặc vô duyên, cái giá trị hoặc kém giá trị trong nhân cách của chủ  thể.

 

Mời tham gia diễn đàn

Báo Người Lao Động trân trọng mời bạn đọc tham gia diễn đàn “Cười sao để không… vô duyên”. Mọi ý kiến đóng góp, bài vở xin gửi về hộp thư: online@nld.com.vn hoặc bandoc@nld.com.vn

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo