Hay những quán “bún mắng”, “cháo chửi”, bảng hiệu lộng ngôn, tục tĩu được một bộ phận xã hội, nhất là lớp trẻ, tò mò tìm đến một cách thích thú; “phao” thi được chào bán công khai cùng các thiết bị ghi âm, ghi hình phục vụ cho việc gian lận mà ngay cả thí sinh dù học rất chắc vẫn thủ “phao” vì lỡ đâu người ta sử dụng được mà mình không có lại... phí. Xa hơn là tình trạng tham nhũng, “phong bì” ngày càng trầm trọng, diễn biến rất phức tạp, là nguy cơ đối với sự tồn vong của chế độ nhưng lại đang được một bộ phận xã hội mặc nhiên thừa nhận.
Rất nhiều hành vi sai trái, lệch lạc đáng ra phải bị xã hội lên án, phản đối, thậm chí có thể xử lý hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng vẫn được xã hội chấp nhận, xem đó như là sự việc bình thường, hiển nhiên trong cuộc sống, đôi khi còn được cổ vũ.
Phải chăng các giá trị trong xã hội đang bị đảo lộn khi xã hội dung túng, cổ vũ cho cái ác, cái xấu? Câu trả lời là không. Chúng ta chưa bao giờ dung túng cho hành vi sai trái, xấu xa trong xã hội nhưng sự biểu hiện, mức độ lên án của xã hội chưa thỏa đáng, đúng mức nên cái xấu có cơ hội phát triển tràn lan.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, hầu hết các giá trị được quy về kinh tế, lấy kinh tế làm thước đo. Nếu chúng ta không có biện pháp mạnh mẽ, hiệu quả để bảo vệ giá trị truyền thống, đúng đắn, lành mạnh trong xã hội, đồng thời chấn chỉnh kịp thời các hành vi sai trái, kệch cỡm, lệch chuẩn thì các giá trị văn hóa, chuẩn mực của xã hội có nguy cơ bị đảo ngược, dẫn đến nhân cách sống, thói quen của cá nhân sẽ bị tha hóa, mất phương hướng. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển đi lên của đất nước, hưng thịnh của dân tộc và tồn vong của chế độ.
Bình luận (0)