xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hạ thi đua công chức vi phạm giao thông

Bài và ảnh: THẾ KHA

Người vi phạm giao thông, người lợi dụng tai nạn giao thông hôi của... sẽ bị gửi thông báo về nơi cư trú hoặc cơ quan công tác để giáo dục, nhắc nhở

Đó là một trong những nội dung đáng chú ý của dự thảo lần 4 Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 38/2010/BCA quy định việc thông báo người có hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông vừa được Tổng cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội (Tổng cục VII) - Bộ Công an đưa ra lấy ý kiến đóng góp rộng rãi của người dân và các bộ, ngành liên quan.

Nhắc nhở, xem xét thi đua

Theo dự thảo, người dân vi phạm một trong các hành vi sau thì sẽ bị lực lượng công an gửi thông báo về nơi cư trú sau khi xử phạt: Không có giấy phép điều khiển phương tiện hoặc có nhưng giấy phép đó không phù hợp với loại phương tiện đang điều khiển; sử dụng giấy phép không do cơ quan có thẩm quyền cấp; sửa chữa, tẩy xóa giấy phép; trốn tránh nghĩa vụ cứu nạn khi có điều kiện; không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ tài liệu, vật chứng có liên quan đến vụ tai nạn giao thông; lợi dụng tai nạn giao thông để xâm phạm sức khỏe, tài sản của người bị nạn; chống đối, cản trở việc kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ...
img
Nhiều hành vi vi phạm giao thông sẽ bị gửi thông báo về nơi cư trú, cơ quan công tác
và được coi là tiêu chí đánh giá, bình xét cuối năm

Người có thẩm quyền xử phạt khi lập biên bản vi phạm hành chính phải ghi đầy đủ, chính xác thông tin chi tiết về địa chỉ cư trú, cơ quan, đơn vị công tác, học tập của tổ chức, cá nhân vi phạm. Thông báo vi phạm được cơ quan công an thể hiện bằng văn bản, gửi đến công an xã/phường/thị trấn nơi người vi phạm cư trú, công tác, học tập hoặc nơi tổ chức đặt trụ sở làm việc.

Đáng chú ý là trên cơ sở thông báo vi phạm này, UBND xã/phường/thị trấn chỉ đạo tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn, ấp, bản, thủ trưởng cơ quan, đơn vị, trường học nhắc nhở, giáo dục đối với các trường hợp tổ chức, cá nhân vi phạm. Đặc biệt, nếu người vi phạm là đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức thì các cơ quan, tổ chức, đoàn thể lấy đây làm cơ sở bình xét thi đua. Đối với học sinh, sinh viên thì xem đây là tiêu chuẩn đánh giá đạo đức, hạnh kiểm.

Đánh vào lòng tự trọng

Cũng theo dự thảo thông tư, việc thông báo tổ chức, cá nhân vi phạm đến các cơ quan thông tin truyền thông được Cục CSGT Đường bộ - Đường sắt, Cục CSGT Đường thủy, Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội và công an các tỉnh, TP trực thuộc trung ương thực hiện theo nguyên tắc: Hằng tuần, lập danh sách các trường hợp vi phạm trật tự, an toàn giao thông gửi đến các cơ quan thông tin truyền thông để thông báo trên báo, đài, truyền thanh địa phương. Trường hợp cá nhân vi phạm nghiêm trọng như chống người thi hành công vụ; sử dụng rượu, bia, chất ma túy hoặc các chất kích thích khác điều khiển phương tiện gây tai nạn giao thông thì danh sách cá nhân vi phạm được gửi về Ủy ban An toàn giao thông quốc gia để cơ quan này phối hợp với các cơ quan thông tin thông báo trên phương tiện thông tin truyền thông trung ương và gửi về Tổng cục VII, Bộ Công an để theo dõi.

Theo ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, việc thông báo danh tính người vi phạm giao thông lên các phương tiện thông tin đại chúng là rất cần thiết. “Tâm lý của người dân là nộp phạt cao quá thì phản ứng nhưng phạt thấp lại không mang tính răn đe. Hơn nữa, những người có thái độ nghênh ngang, vi phạm giao thông ở mức độ phải gửi thông báo vi phạm thường có điều kiện kinh tế nên nếu chỉ bắt họ nộp phạt 1 triệu hay 5 triệu đồng thì không bảo đảm được yêu cầu quản lý, giáo dục răn đe” - ông Hiệp nói. Theo ông Hiệp, ngoài việc gửi thông báo vi phạm như đề cập ở dự thảo thông tư, ủy ban này còn đang dự tính đề xuất hình thức buộc người vượt đèn đỏ phải đứng tại chỗ vi phạm để chứng kiến việc điều khiển giao thông của CSGT. “Đánh vào lòng tự trọng của người tham gia giao thông thì mới hy vọng đạt kết quả cao” - ông Hiệp nhận định.

Gửi hơn 1,5 triệu thông báo vi phạm

Thống kê của Tổng cục VII cho biết qua hơn 2 năm thực hiện Thông tư 38/2010/BCA, công an các đơn vị, địa phương đã gửi hơn 1,5 triệu thông báo vi phạm đến công an phường/xã/thị trấn nơi người vi phạm cư trú, công tác, học tập để theo dõi, kiểm điểm, giáo dục; gửi trên 167.000 thông báo vi phạm đến các cơ quan thông tin đại chúng để tuyên truyền, giáo dục chung. Trong đó, đã có trên 190.000 trường hợp phản hồi kết quả cho cơ quan ra thông báo vi phạm. Tổng cục VII cho rằng việc gửi thông báo đã có tác dụng rất tích cực, phát huy hiệu quả trong việc giáo dục nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông của người dân.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo