xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hãy như người mẹ của bệnh nhân Covid-19 ở Vĩnh Long!

ANH THƯ thực hiện

Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng Khoa Nhiễm - Thần kinh Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP HCM), nếu mọi người ai cũng như mẹ của bệnh nhân Covid-19 ở Vĩnh Long thì việc phòng chống Covid-19 sẽ thêm phần hiệu quả

* Phóng viên: Ông đánh giá như thế nào về nguy cơ tái diễn tình trạng lây nhiễm cộng đồng đến từ những trường hợp nhập cảnh trái phép qua đường bộ?


Hãy như người mẹ của bệnh nhân Covid-19 ở Vĩnh Long! - Ảnh 1.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh

- Bác sĩ Trương Hữu Khanh: Nguy cơ đó luôn hiển hiện. Tết sắp đến, nhiều người xa quê muốn về nhà. Ở các nước trong khu vực Đông Nam Á, nhiều nơi dịch Covid-19 đang gia tăng ở mức đáng ngại, ví dụ như Thái Lan. Nhưng nước này lại có rất nhiều người Việt Nam đến đó một thời gian để làm việc, sinh sống. Trong đó có những người không thể về hoặc không có tiền để về quê theo con đường chính thống nhưng tìm đủ mọi cách về, ví dụ về "chui" qua đường mòn lối mở.

* Theo ông, cách nào để ngăn ngừa, kéo giảm thực trạng này một cách hữu hiệu nhất?

- Điều đầu tiên là nên chủ động tổ chức thêm nhiều chuyến trở về từ các nước ở gần chúng ta - có thể chỉ cần bằng đường bộ và là chuyến "giải cứu" nếu cần thiết. Tất nhiên đi kèm với việc cách ly đúng quy định. Song song đó, cần truy tìm những đường dây đưa người trái phép qua biên giới. Người nhập cảnh "lậu" không thể tự về được, phải có người đưa đi.

* Chính phủ Việt Nam, nhiều cơ quan y tế, công an... đang vận động người dân hỗ trợ, tích cực tố giác các trường hợp nghi ngờ nhập cảnh trái phép. Theo ông, điều này có giá trị thế nào đối với công tác chống dịch?

- Khi nhập cảnh trái phép để về thì họ phải có điểm đến cụ thể, thường là về nhà, chứ không ai nhập cảnh để trốn mãi trong rừng. Họ phải gặp người thân, bạn bè. Vì thế, ngoài trách nhiệm truy tìm những đường dây đưa người trái phép qua biên giới của các lực lượng chức năng, mỗi người trong chúng ta phải ý thức.

Rất cần những người như bà mẹ của bệnh nhân 1440 ở Vĩnh Long. Bà rất hiểu chuyện, đã lập tức thông báo khi biết con mình về. Người đó có từ nước ngoài về hay không, người thân, bạn bè của họ là hiểu rõ nhất! Nếu ai cũng như bà mẹ ấy, việc khoanh vùng những người có liên quan đã dễ dàng hơn. Càng sợ mà trốn, sợ không tố giác thì bệnh càng có nguy cơ lây lan. Chính người không tố giác cũng có thể bị nhiễm bệnh mà không biết, rồi lây cho người thân của mình, chưa kể có nguy cơ trở thành một ca bệnh nặng.

Hãy như người mẹ của bệnh nhân Covid-19 ở Vĩnh Long! - Ảnh 2.

Lực lượng chức năng đang phong tỏa khu vực nơi một người nhập cảnh trái phép mắc Covid-19 ở phường Long Bình, quận 9, TP HCM Ảnh: SỸ HƯNG

* Ông nghĩ nên có phương án nào để những người trong đối tượng phải bị cách ly ý thức hơn, bảo đảm tinh thần thượng tôn pháp luật?

- Tất nhiên là phải có người bị xử lý thích đáng để răn đe. Những trường hợp vi phạm quy định cách ly từ đầu mùa dịch nếu bị xử lý nặng thì có khi cũng giảm bớt được nhiều trường hợp sau đó. Hiện nay, một bản án rõ ràng, công khai, nhanh chóng với trường hợp xảy ra gần đây nhất là vụ việc liên quan đến nam tiếp viên hàng không Vietnam Airlines là rất cần thiết. Nên nhớ, chỉ cần một cá nhân vi phạm như những tình huống vừa xảy ra, sẽ phải đánh đổi bằng công sức của nhiều người, nhiều ngành cho việc truy vết; tốn kém rất nhiều cho các xét nghiệm, cách ly; gây lo lắng cho rất nhiều người dân. Thiệt hại có thể nói là rất nặng nề, cho dù số người thực sự bị người đó lây là ít. Vì vậy phải xử, xử để người sau còn biết sợ.

* Nhiều người đang có tâm lý chủ quan sau nhiều ngày Việt Nam không xuất hiện lây nhiễm cộng đồng. Thậm chí nhiều siêu thị, cửa hàng bị cho là "khó" khi vẫn duy trì quy định mang khẩu trang, đo thân nhiệt bắt buộc. Ông nghĩ sao về vấn đề này?

- Theo tôi, những siêu thị, cửa hàng đó đang làm rất tốt, người quản lý đưa ra chính sách đó rất đáng biểu dương. Chúng ta nên lựa chọn những nơi đó để an toàn. Siêu thị, cửa hàng thường là những không gian kín, đông người, mỗi người đi vào lại có nguy cơ tiếp xúc gần với những người mình không hề quen biết. Nếu người đi lướt qua bạn trong siêu thị dương tính với SARS-CoV-2, có khi bạn cũng không biết, không nhớ mặt họ! Điều này rất nguy hiểm. Nên hiểu rằng dù có 1.000 ngày không lây nhiễm cộng đồng đi nữa mà có nguồn bệnh chẳng may du nhập, nguy cơ xảy ra chùm ca trong cộng đồng vẫn y như vậy.

Không nên nhìn vào các trường hợp được tiêm vắc-xin trên thế giới mà chủ quan. Bởi vài triệu người được tiêm so với dân số thế giới vẫn là quá ít ỏi. Ít nhất phải đạt được độ phủ trên 70% dân số thì vắc-xin mới đủ sức bảo vệ. 

Các quán ăn, quán nước, nơi chúng ta không thể... vừa ăn vừa mang khẩu trang, bí quyết đơn giản là chỉ ngồi ăn chung với người mình quen biết và chọn quán thông thoáng. Người phục vụ quán ăn, quán nước nhất thiết phải mang khẩu trang” - bác sĩ Trương Hữu Khanh khuyến cáo.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo