Chưa đầy 1 phút sau, mẹ con chị nhận được 1 kg gạo và 1 hộp trứng. Trước khi về, chị quay sang hỏi nhân viên của Báo Người Lao Động: "Dùng hết gạo và trứng này rồi, em có được quay lại lấy thêm không?". Nhận được câu trả lời cây ATM thực phẩm phục vụ từ 9 đến 10 giờ 30 phút và 15 đến 16 giờ 30 phút mỗi ngày, nếu cần, chị có thể quay lại. Nghe vậy, chị May rối rít cảm ơn.
Từ Bến Tre lên TP HCM mưu sinh, chị May bồng con đi bán vé số dạo, thu nhập cũng đủ để người mẹ đơn thân nuôi con. Bây giờ, việc bán vé số tạm ngưng, mẹ con chị đành sống nhờ quà từ thiện. "Hôm qua, bác ở cùng khu trọ chỉ qua Báo Người Lao Động lấy gạo, tôi mới biết có cây "ATM thực phẩm miễn phí" này. Tuần này con tôi có trứng ăn rồi. Tôi mừng vì ở TP này, lúc hoạn nạn, những người như chúng tôi không bị bỏ rơi" - chị May xúc động nói.
Đến trụ sở Báo Người Lao Động để hỗ trợ quà cho người nghèo, chứng kiến cảnh xếp hàng trật tự của người dân tại đây, một nhà hảo tâm (đề nghị giấu tên) đã xúc động nói: "Nhìn người nghèo đến nhận quà từ thiện có ý thức, tuân thủ hướng dẫn của ban tổ chức, chúng tôi không những thương mà còn nể phục. Dù khốn khó nhưng họ vẫn bình tĩnh và lạc quan chống chọi. Thái độ sống tích cực của họ đã truyền cảm hứng tới chúng tôi" - người này bộc bạch.
Đại diện Công ty CP Thủy đặc sản trao 50 thùng cá xốt cà cho đại diện Báo Người Lao Động để hỗ trợ người nghèo qua "ATM thực phẩm miễn phí". Ảnh: Quang Liêm
Trong ngày 20-4, Báo Người Lao Động trân trọng cảm ơn sự chung tay của các nhà hảo tâm, các đơn vị: Công ty CP Thủy đặc sản Seaspimex: 50 thùng cá sốt cà (600 lon); Công ty TNHH TMDV Sản xuất Jasmine, thương hiệu trà giảm béo Jasmine Tea: 1.500 khẩu trang y tế; Công ty Truyền thông Galaxy: 1 tấn gạo; Bryan Hoàng (174/22 Lý Chính Thắng, quận 3): 1.060 kg gạo; Công ty TNHH - TM DV Thiết bị điện Hùng Vương: 1 tấn gạo; bà Lê Ngọc (khu Lux View, quận 2): 1 tấn gạo; bà Nguyễn Thị Mệ (684 Nguyễn Đình Chiểu, phường 3, quận 3): 300 kg gạo; Trần Mỹ Khanh (155 Lê Thị Riêng, quận 1): 300 kg gạo; đạo diễn Nguyễn Định Tường: 200 kg gạo; bà Nguyễn Thị Liên (Thủ Đức): 150 kg gạo; anh Trí (quận Bình Thạnh): 150 kg gạo; bạn đọc giấu tên: 150 kg gạo; Công ty STONEWEST: 120 kg gạo, 25 gói mì, 4 lốc trứng gà (loại 6 cái/lốc); bà Nguyễn Thị Kim Trúc (407/27 Phạm Văn Chiêu, phường 14, quận Gò Vấp) 100 kg gạo; Bạn đọc (0913.923.925): 10 kg gạo, 1 thùng mì; Huỳnh Lê Long Huy (phường 4, TP Tân An, Long An): 20 thùng mì; bà Hoàng Tâm Trang: 15 thùng mì; anh Tú: 2 thùng mì chay; bà Nguyễn Thị Tỉnh: 5.000.000 đồng; gia đình bà Trần Thị Đức (quận Tân Bình): 5.000.000 đồng; cán bộ về hưu của Báo Người Lao Động: 3.500.000 đồng; bà Hiền (Nhà thuốc Khang Phúc, quận 10): 3.000.000 đồng; bạn đọc giấu tên chuyển khoản ngày 20-4: 2.000.000 đồng; bà Châu Ngọc Xuân Bình (993 Nguyễn Duy, phường 10, quận 8): 1.300.000 đồng; bạn đọc giấu tên chuyển khoản ngày 20-4: 200.000 đồng.
Đại diện Công ty Truyền thông Galaxy trao tặng 1 tấn gạo cho "ATM thực phẩm miễn phí" của Báo Người Lao Động
Để chương trình được nhân rộng và lan tỏa, Báo Người Lao Động mong muốn nhận được sự hỗ trợ, chung tay của cộng đồng. Các doanh nghiệp, cá nhân và tập thể có thể đóng góp tiền mặt thông qua tài khoản: Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Chi nhánh TP HCM; số tài khoản: 117000004884; đơn vị tiếp nhận: Báo Người Lao Động; nội dung: Cùng Chính phủ chống dịch Covid-19. Hoặc có thể tặng hiện vật (gạo, xúc xích, mì gói, thực phẩm đóng gói khác), địa điểm tiếp nhận: Trụ sở Báo Người Lao Động - số 127 Võ Văn Tần, phường 6, quận 3, TP HCM. Bạn đọc cũng có thể liên hệ trực tiếp qua số điện thoại: 091 8101209 (gặp anh Tùng). Tất cả thông tin đóng góp của các cá nhân và tập thể đồng hành sẽ được Báo Người Lao Động đưa tin và công khai cảm ơn trên báo.
Hội Nhà báo TP HCM khai trương 3 cây "ATM gạo"
Sáng 20-4, Hội Nhà báo TP HCM cùng các nhà tài trợ đã khai trương cây "ATM gạo" tại 286 Lưu Hữu Phước, phường 15, quận 8, TP HCM. Đại diện Báo Người Lao Động đã gửi tặng 300 kg gạo trong lần khai trương này.
Ông Trần Trọng Dũng, Chủ tịch Hội Nhà báo TP HCM, chia sẻ: "Quận 8 là nơi tập trung nhiều dân nghèo, người bán vé số nhất tại TP HCM. Để góp phần chia sẻ những khó khăn của người dân, nhất là trong đại dịch Covid-19, Hội Nhà báo TP HCM đã vận động các nhà hảo tâm và đưa vào hoạt động "ATM gạo" đầu tiên với 3 tấn gạo tại phường 15, quận 8".
Ngày 21-4, Hội Nhà báo TP HCM đưa thêm 2 cây "ATM gạo" vào hoạt động tại phường 27, quận Bình Thạnh và phường 11, quận Gò Vấp. Đây là một trong những hoạt động của Hội Nhà báo TP HCM nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Hội Nhà báo Việt Nam.
"ATM gạo" tại 286 Lưu Hữu Phước, phường 15, quận 8, TP HCM
T.Thạnh-M.Uyên
Bình luận (0)