xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hòa hiếu, một lẽ sống

NGUYỄN NGỌC TRƯỜNG

Hòa bình là khát vọng chung của nhân loại. Dân tộc nào, cá nhân nào đã từng trải qua chiến tranh loạn lạc, mất mát đau thương càng cảm nhận được sự quý giá vô hạn của hòa bình.

Nhưng trong lịch sử xưa và nay, vẫn có những thế lực lấy chiến tranh làm phương tiện để đạt mục đích chính trị, tranh quyền đoạt lợi. Cho nên mới đây, có một bạn nói lên suy tư trên trang mạng cá nhân: “Liệu hòa bình có hay không?”. Câu hỏi đó đã đụng chạm đến một khía cạnh cốt lõi của quan hệ quốc tế: Hòa bình không phải là một điều hiển nhiên tự có.

Hòa bình khó trở lại đối với Ukrainna

 

Hòa bình khó trở lại đối với Ukrainna

 

Thời sự thế giới năm 2014 cho thấy xung đột vũ trang cục bộ đẫm máu vẫn diễn ra ở nhiều vùng đất của châu Phi, Trung Đông, châu Á. Tại Nigeria, bất ổn chính trị xuất phát từ xung đột sắc tộc và tôn giáo vẫn tiếp tục leo thang và không có bất cứ dấu hiệu nào chứng tỏ làn sóng bạo lực ở vùng đất của lục địa đen này sẽ chấm dứt trong tương lai gần.

Ở Trung Đông, sự xuất hiện thế lực Hồi giáo cực đoan mới - Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) - là sản phẩm của các cuộc chiến tranh áp đặt từ bên ngoài cùng với xung đột và khủng hoảng nội tại của khu vực Trung Đông cùng thế giới Hồi giáo. Các cuộc cách mạng đường phố của Mùa Xuân Ả Rập là một phần của tảng băng ngầm chiến tranh loạn lạc và mâu thuẫn mang tính phổ biến. Và ngay giữa lòng châu Âu, nơi hòa bình ngự trị 70 năm qua - tại Ukraine - một cuộc nội chiến vẫn đang diễn ra khốc liệt.

Hòa bình vẫn là xu thế chủ đạo của đời sống quốc tế hiện nay; đồng thời, trong thời đại ngày nay, hòa bình gắn liền với phát triển. Mỗi dân tộc có hành trình khác nhau để đi đến cái đích hòa bình và phát triển nhưng để đạt được điều ấy rốt cuộc vẫn phải làm sao để làm cho quốc thái, dân an, nội yên, ngoại tĩnh. Hồi thế kỷ XIII, sau khi đất nước ta trải qua 3 cuộc chiến tranh chống quân Nguyên Mông, Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn đề cập đến đạo lý “hòa mục”. Ngài nêu rõ: “Hòa mục là đạo rất hay trong việc trị nước, dùng binh; hòa ở trong nước thì không phải dùng binh, hòa ở ngoài biên thì không phải báo động”.

Ví như Ukraine độc lập đã 20 năm mà chưa thực sự có hòa bình và phát triển thực sự. Chính cũng vì nội bộ chia rẽ, các đảng chính trị theo đuổi lợi ích vùng miền, bên hướng Tây, bên hướng Đông, những người cầm quyền chính trị rối ren, thiếu tầm nhìn toàn diện về đối nội và đối ngoại cùng sự can thiệp của bên ngoài càng làm trầm trọng thêm sự chia rẽ trong xã hội Ukraine. Thật là bất hạnh cho một quốc gia - dân tộc này, nơi đất đai phì nhiêu từng là vựa lúa mì của Liên Xô cũ, dân cư đông đúc, vị trí nằm giữa Đông và Tây, nếu khéo thiết kế một chính sách đối ngoại hợp lý, lợi dụng vị trí địa lý đó, hợp tác với cả Nga và phương Tây thì sao lại không phát triển được đất nước hòa bình và thịnh vượng?!

Việt Nam từng là một địa chỉ chiến tranh, ngày nay là một địa chỉ hòa bình. Từ cuối những năm 1980, nắm vững xu thế hòa bình và phát triển của thế giới, nhạy cảm trước thời cuộc và vận nước, Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: “Việt Nam muốn là bạn của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới; phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển”. Công cuộc Đổi mới, cải cách và mở cửa được phát động, chúng ta tích cực bình thường hóa quan hệ với các nước, phá bỏ bao vây cấm vận, đề ra chủ trương xây dựng nền kinh tế mở, đẩy nhanh quá trình hội nhập quốc tế và hội nhập kinh tế quốc tế, thúc đẩy liên kết khu vực và thế giới.

Dân tộc Việt Nam trong quá trình dựng nước và giữ nước lâu dài đã đúc kết nên truyền thống yêu chuộng hòa bình và chăm lo giữ gìn hòa hiếu với các nước láng giềng. Hòa bình của Việt Nam luôn gắn với độc lập, tự do. Ngày nay, lại gắn liền với việc thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Hòa bình của Việt Nam liên kết với hòa bình của khu vực và thế giới.

Trong tình hình thế giới diễn ra nhiều khủng hoảng và biến động phức tạp khó lường, chúng ta cần chú trọng xây dựng một nền quốc phòng đủ mạnh. Nâng cao năng lực phòng thủ quốc gia chính là để gìn giữ hòa bình, hợp với đạo lý của người xưa: “Biết lo cái lo ở xa thì không phải lo cái lo ở gần”.

Châu Á đang thức tỉnh về biển. Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ và Indonesia đều đề ra các chiến lược hướng biển thích ứng với “kỷ nguyên đại dương” thế kỷ XIX. Việt Nam là một quốc gia có 1 triệu km2 biển. Hòa bình và phát triển của nước ta quan hệ mật thiết với phát triển nền kinh tế biển, bảo vệ chủ quyền biển đảo và quá trình hợp tác quốc tế về an ninh, an toàn hàng hải.

Muốn có hòa bình, phải biết sống hòa hiếu, dân tộc nào cũng vậy. Khát vọng hòa bình luôn là lẽ sống của dân tộc Việt Nam, được các thế hệ không tiếc công sức và xương máu để đấu tranh và gìn giữ.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo