xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hơn 700 sản phụ chết mỗi năm: Bình thường !

Hồ Hiếu

(NLĐO) - Đã biết được những yếu kém của ngành, đã có biện pháp khắc phục thì ngành y tế hãy nỗ lực chấn chỉnh để không xảy ra những cái chết tức tưởi của sản phụ và trẻ sơ sinh

Theo báo cáo của bác sĩ Trần Ngọc Hải, Bệnh viện Từ Dũ - TPHCM tại hội thảo với chủ đề Tai biến sản khoa ở Quảng Ngãi - Thực trạng và giải pháp được ngành y tế tổ chức vào ngày 18-12, bình quân mỗi ngày có 2 sản phụ sinh con bị chết do tai biến sản khoa. Tính ra bình quân mỗi năm trên cả nước có đến 730 sản phụ bị chết, đó là chưa kể những trẻ sơ sinh. Con số thật khủng khiếp. Thế nhưng đối với ngành y tế thì đây là chuyện... bình thường.

Hãy vì những bà mẹ, trẻ em vô tội

Là người từng trải qua mất mát khi sinh con, một bạn đọc lấy tên Tôi Đã May Mắn Thoát Chết, kể: “Ai ở trong hoàn cảnh mới hiểu được hết nỗi đau mất con, mất cháu. Từ trạng thái mừng vui, chờ đón thiên thần bé bỏng, mang nặng cả 9 tháng 10 ngày nhưng đến ngày sinh thì nhận được nỗi đau tột cùng. Tôi đến sinh con ở một bệnh viện sản khoa lớn ở TPHCM. Khi nhập viện tim thai vẫn bình thường. Tôi phải chờ bác sĩ rất lâu vì các bác sĩ đang giao ban. Trong lúc chờ đợi, đột nhiên y tá bảo là thai bị chết lưu. Tôi đã mất con. Tại sao các bác sĩ không mổ cấp cứu ngay khi tôi vừa nhập viện mà bắt tôi phải chờ... giao ban xong?”.

Tại hội thảo, ông Nguyễn Duy Khê, Vụ trưởng Vụ Chăm sóc bà mẹ và trẻ em, cho rằng tai biến sản khoa ở Quảng Ngãi còn do năng lực nhân viên y tế chưa bảo đảm, việc bố trí con người chưa hợp lý... Bạn đọc tên Thanh Danh cho rằng thật vô lý khi tình trạng này đã kéo dài nhưng không có sự chấn chỉnh. Hậu quả là rất nhiều sản phụ và trẻ sơ sinh tử vong gây bức xúc dư luận trong thời gian qua. “Bố trí người chưa hợp lý là thế nào? Người học chuyên khoa lao phổi thì cho làm mổ đẻ, người học chuyên thần kinh thì cho mổ chấn thương chỉnh hình hay sao vậy? Hay là người yếu kém năng lực và trình độ chuyên môn thì được làm chức vụ cao trong bệnh viện? Xin nói rõ dùm cho tôi hiểu”.
img
Ông Lê Văn Vũ ngất xỉu khi nghe tin con mình đã chết sau khi sinh tại BV Đa Khoa Quảng Ngãi ngày 22-11. Ảnh: Tử Trực

Trước ý kiến của Sở Y tế Quảng Ngãi cho rằng những tai biến sản khoa ở Bệnh viện Đa khoa Quảng ngãi chỉ xảy ra ngoài giờ hành chính, bác sĩ y tá trực ít, nhiều bạn đọc cho rằng nói như thế là vô trách nhiệm. “Bởi bất cứ bệnh viện nào cũng thế, luôn phải bố trí người trực đầy đủ và khi phát sinh vụ việc gì thì có thể huy động bác sĩ có mặt đầy đủ. Nhiều bệnh viện tại TPHCM còn có thể hội chẩn đột xuất qua video với các bác sĩ ở tận Hà Nội khi có vấn đề nan giải trong y khoa. Người bệnh và nhất là các sản phụ không thể chờ đến giờ hành chính để sinh được” - Bạn đọc Tâm Lê nêu ý kiến.

Theo thống kê của ngành y tế, chỉ trong 6 tháng đầu năm 2012 cả nước có hơn 1.600 ca tai biến sản khoa, tăng 235 ca so với cùng kỳ năm 2011. Tai biến sản khoa là một trong những nỗi khiếp sợ đối với sản phụ. Một bạn đọc là bác sĩ sản khoa cho biết: ngoài việc có thể gây tử vong cho mẹ và trẻ sơ sinh, nó còn để lại những di chứng nặng nề về cả thể chất lẫn tinh thần đối với sản phụ. 

Khắc phục yếu kém, đừng đổ lỗi

Trở lại với những tai biến sản khoa liên tiếp xảy ra tại BV Đa Khoa Quảng Ngãi trong thời gian qua, ông Huỳnh Ngọc Thanh, Trưởng Khoa Sản BV Đa khoa Quảng Ngãi lại cho rằng chính các phương tiện truyền thông, báo chí đã gây áp lực lên các bác sĩ. Nhiều bạn đọc cho rằng phát biểu trên của ông Thanh là né tránh vấn đề, không dám nhìn vào sự thật để chấn chỉnh những yếu kém tai bệnh viện.

Không vòng vo, bạn đọc Nguyễn Duy Cường thẳng thắn: “Muốn biết các bác sĩ ở BV Đa Khoa Quảng Ngãi ra sao thì cứ về Quảng ngãi thì biết ngay thôi. Tôi là dân Quảng Ngãi nhưng phải nói lên sự thật là bác sĩ ở đây chuyên môn kém và có nhiều tiêu cực. Có tiền lót tay thì được khám, chăm sóc chu đáo, còn không thì đợi dài cổ. Chưa thấy BV tỉnh nào như ở đây, giờ lại đổ tội cho báo chí”.

Cụ thể hơn, bạn đọc Nguyễn Thanh Long, chỉ ra thực trạng: “Nơi tôi ở giáp ranh giữa Quảng Ngãi và Quảng Nam. Hầu hết các thai phụ ở huyện chúng tôi đều ra BV Đa Khoa Quảng Nam để sinh. Tôi biết là không ai muốn đi xa trong những lúc chuyển dạ như vậy, nhưng vì sự an toàn của mẹ và bé là trên hết. Tôi cũng không thể so sánh trình độ của đội ngũ y, bác sĩ và trang thiết bị tồi tàn (BV Quảng Nam cũ, bây giờ đã có BV hiện đại) so với bệnh viện đa khoa hiện đại ở Quảng Ngãi. Nhưng có một sự thật hiển nhiên là về thái độ ân cần và sự nhiệt tình phục vụ của đội ngũ y, bác sĩ Quảng Nam tốt hơn gấp nhiều lần so với ở Quảng Ngãi. Nếu ở đội ngũ y, bác sĩ BV Đa Khoa Quảng Ngãi không cải thiện được thái độ và tinh thần trách nhiệm với bệnh nhân thì những sự tương tự sẽ còn tiếp diễn”.
img
Hội thảo với chủ đề Tai biến sản khoa ở Quảng Ngãi - Thực trạng và giải pháp
được ngành y tế tổ chức vào ngày 18-12. Ảnh: Tử Trực
 
Bạn đọc Quang Trần, bày tỏ: “Tôi và vợ đều là dân Quảng Ngãi, lần sinh đứa con đầu tiên tại quê nhà (cánh đây đã 7 năm) cho đến bây giờ vợ tôi vẫn cón ám ảnh và không dám sinh thêm vì những gì vợ tôi đã chứng kiến tại đây. Vì thế, tôi cũng tự thề với mình rằng: chỉ một lần cho vợ sinh ở quê nhà, một lần đó mà thôi! Nếu có lần 2 hay sau này con tôi lớn lên có sinh thì cũng phải né mấy cái nhà hộ sinh (kể cả bệnh viện tỉnh) Quảng Ngãi. Xin các vị hãy thẳng thắng nhìn vào tâm đức và trách nhiệm của mình, và đừng đổ lỗi cho thế này thế kia... May ra vẫn còn "cứu chữa" được”.

Không có báo chí làm sao có thông tin! Đừng đổ cho vì báo chí mà thế này hay thế khác. Mọi chuyện xảy ra báo chí mới thông tin. Nếu sợ báo đưa tin thì phải làm đúng làm tốt và khi ấy không chừng lại muốn báo chí đưa tin. Làm một nghề cao cả của xã hội, thiên chức của bác sĩ là cứu giúp mọi người phải đặt mình trong hoàn cảnh người thân hay chính là bệnh nhân thì mới không gây phiền hà cho bệnh nhân và ngay chính mình cũng thấy vui, yên tâm” – Bạn đọc Nhị Bình.

Đặt mình vào vị trí của bệnh nhân

Không có báo chí làm sao có thông tin! Đừng đổ cho vì báo chí mà thế này hay thế khác. Mọi chuyện xẩy ra báo chí mới thông tin. Nếu sợ báo đưa tin thì phải làm đúng làm tốt và khi ấy không chừng lại muốn báo chí đưa tin. Làm một nghề cao cả của xã hội, thiên chức của bác sĩ là cứu giúp mọi người phải đặt mình trong hoàn cảnh người thân hay chính là bệnh nhân thì mới không gây phiền hà cho bệnh nhân và ngay chính mình cũng thấy vui, yên tâm” – Bạn đọc Nhị Bình.

Thật lạ đời, tay nghề yếu kém tại báo chí, thủy điện Đồng Nai dân phản đối cũng báo chí, bao nhiêu vụ tham nhũng, hối lộ, mãi lộ cũng báo chí phanh phui... Báo chí là nơi cng đồng cùng bày tỏ chính kiến, cùng góp sức chống tiêu cực tham nhũng. Nếu mấy vị không thiếu trách nhiệm, thiếu tâm dức thì ngại gì thông tin của truyền thông, báo chí” – Bạn đọc Sao Mai


 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo