xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hôn nhân đồng tính: Xã hội vẫn... e dè

Phạm Hồ

(NLĐO) - Có đưa hôn nhân đồng tính vào luật hay không thì những người đồng tính vẫn sống với nhau, những người kỳ thị thì vẫn kỳ thị.

Không chỉ ở Việt Nam mà rất nhiều nước trên thế giới từ rất lâu vẫn luôn tranh cãi về việc thừa nhận hôn nhân đồng tính (HNĐT). Xã hội ngày càng tiến bộ, mọi người đã hiểu, chia sẻ và thông cảm với người đồng tính. Họ sống có trách nhiệm với xã hội và thực hiện nghĩa vụ như mọi người khác thì không lý do gì ngăn cản họ có quyền mưu cầu hạnh phúc cho bản thân.

Đừng đóng vai của tạo hóa 
Người đồng tính đã làm gì sai mà nhiều người lên án họ? Những người đồng tính nhố nhăng khoe mẽ chỉ là thiểu số làm ảnh hưởng đến cộng đồng người đồng tính. Tôn trọng quyền lựa chọn của người khác cũng là thái độ nên có trong xã hội ngày càng phức tạp này.
 
Bày tỏ thái độ với vấn đề này, bạn đọc Ngọc Trầm, nói: “Tôi ủng hộ HNĐT vì đó là quyền con người. Tạo hóa đã sinh ra họ như vậy thì nên để cho họ sống đúng với bản chất của mình. Không có lòng vị tha thì không thể hiểu tâm sự của người khác. Ai cho chúng ta cái quyền nhân danh số đông để chà đạp người khác? Tôi không đồng tính và cũng không làm thay tạo hóa quy định ai phải sống với bản tính gì”.
 
img
Một đám cưới đồng tính nam ở miền ĐBSCL. Ảnh: Lê Tri
 
Bạn đọc Trần Bảo Anh, cho rằng: “Tôi nghĩ có cấm thì họ (những người đồng tính, song tính và chuyển giới...) vẫn tồn tại từ bao thời nay. Họ chỉ vừa lộ diện ra ánh sáng do xã hội ngày càng thoáng hơn về mặt nhận thức. Vậy thì cấm để làm gì? Họ vẫn sống như vậy thôi, im lìm và đợi xã hội chấp nhận. Cũng là con người với nhau, thiết nghĩ nên có góc nhìn khả quan hơn cho những con người thiếu may mắn như vậy. Bạn sẽ làm gì khi con của bạn là người đồng tính? Phải chăng bạn sẽ ép con vào một cuộc hôn nhân mà nó không mong muốn? Người đau khổ nhất là con bạn và kế tiếp sẽ là bạn”. 

Bạn đọc Kiến Giang gay gắt hơn: “Tại sao hạnh phúc và quyền chính đáng của một người lại là việc thích hay không thích của một nhóm người? Việc người đồng tính có kết hôn hay không, không ảnh hưởng đến người khác. Chúng ta không phải là đấng tạo hóa để có quyền đánh giá ai là bình thường, ai không bình thường".
 
img
Đám cưới 2 cụ ông ở Trung Quốc vào tháng 1-2013 đang gây ôn xao dư luận. Ảnh: Internet
 
Chia sẻ với những người đồng tính, bạn đọc Trần Tuấn đang ở Mỹ, kể: “Gần nhà tôi ở Florida có một ngôi nhà của 2 người đồng tính được chính phủ cho phép kết hôn cách đây đã gần 20 năm. Trước cửa nhà họ, có quy định treo một lá cờ nhỏ (ký hiệu hộ gia đình đồng tính nam), nữ thì màu khác. Ở đấy, vẫn thấy họ nuôi 3 đứa con nhỏ (nghe bảo là họ xin từ cô nhi viện về) và sống rất đường hoàng. Có lần về Việt Nam, tôi và các bạn cũ đi uống bia ở quán ốc vỉa hè, tình cờ thấy một xe kẹo kéo do 2 "chị" đi bán và hát. Lời bài hát của họ réo rắt, u oán về thân phận, nước mắt tôi bất giác đã rơi tự khi nào”.
 
“Tôi đồng ý nhưng thấy... sao sao ấy”

Rất nhiều ý kiến bạn đọc bày tỏ như trên khi đề cập HNĐT. Sẵn sàng thông cảm, chia sẻ với người đờng tính nhưng khi nói rằng cần có luật để thừa nhận HNĐT thì nhiều người e dè.
 
Bạn đọc Nguyễn Cường nhìn nhận: “Việc ông trời lỡ "nhầm lẫn" trong việc tạo giới tính cho đứa trẻ trong lúc đang nằm trong bụng mẹ là sơ xuất đáng tiếc xảy ra ngoài ý muốn. Phải thông cảm thôi. Nhưng việc làm giấy kết hôn cho những người đồng giới thì thấy hơi kỳ kỳ. Họ thương nhau, muốn sống với nhau thì cứ tự nhiên. Có ai cấm đoán đâu, nhưng việc hợp thức hóa "hôn nhân" của họ bởi pháp luật thì khó chấp nhận quá”.
 
img
Một đám cưới đồng tính nữ được gia đình hai bên tổ chức tại Hà Nội. Ảnh: Lê Tri
 
Cùng quan điểm này bạn đọc Thanh Hoàng cho rằng: "Nhận thức về người đồng tính trong những năm qua ngày càng tiến bộ. Từ kỳ thị, dè bỉu đến nay đã chấp nhận và tạo cơ hội cho họ hòa nhập cộng đồng. Thậm chí hiện nay những người này sống như thế nào, muốn sống với ai xã hội cũng ít quan tâm đến. Nếu họ nói có quyền kết hôn thì họ cứ kết hôn với nhau, xã hội đâu ngăn cản. Tôi nghĩ những người đồng tính thực sự nếu họ yêu nhau thì họ sẽ sống với nhau mà chẳng cần ai chia sẻ, chẳng cần xã hội thừa nhận và cũng chẳng cần đăng ký kết hôn. Có một thực tế là tỉ lệ những người đồng tính bẩm sinh thì ít nhưng những người quan hệ đồng tính theo phong trào thì nhiều và gần đây đã trở thành “mốt” đối với một số nhóm người. Đưa HNĐT vào luật không khéo tạo điều kiện sống tốt hơn cho người đồng tính thật sự thì ít mà tạo cơ hội cho những người ăn theo, làm cuộc sống phức tạp hơn thì nhiều”.
 
Theo bạn đọc Kiều Quyên: “Tôi không phản đối cũng như không cổ súy chuyện HNĐT nhưng xã hội còn rất nhiều việc phải làm: Chính sách an sinh xã hội, chăm lo người nghèo... Hãy làm những chuyện cấp bách này trước rồi “quản” chuyện của mấy người đồng tính sau. Các nước văn minh đi trước hàng chục, hàng trăm năm còn chưa đả động gì đến chuyện này thì ta gấp gáp làm gì.
 

Người trong cuộc lên tiếng

“Nhiều bạn nói 2 người đồng giới yêu nhau không thể duy trì nòi giống, vậy các bạn có thử nghĩ đến hiện nay bài toán bùng nổ dân số đang làm “nhức đầu” các nhà hoạch định chính sách xã hội của thế giới. Các bạn có bao giờ nghĩ người đồng tính sẽ nhận nuôi những đứa trẻ ở cô nhi viện - những đứa trẻ do những người “hoàn hảo” bỏ rơi. Nếu chúng ta chưa biết gì về nhau thì hãy mở lòng chấp nhận nhau” - bạn đọc Vũ Đăng Khoa.

“Nếu việc chúng tôi tìm kiếm hạnh phúc tương lai là “đua đòi, biến thái” như nhận định của một số người thì đáng buồn quá. Mọi người đều có quyền ý kiến riêng, nên hay không nên thì xin mọi người hãy suy nghĩ thật kỹ, đừng mang những tội lỗi của thiểu số mà quy chụp cho chúng tôi. Xin hãy đặt mình vào hoàn cảnh của chúng tôi để hiểu giùm việc chúng tôi tìm hạnh phúc cho riêng mình có gì là quá đáng” - Nguyễn Tri.
 
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo