xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

“Kết nối” người dân với cầu vượt bộ hành

THÀNH ĐỒNG - QUỐC CHIẾN

Việc TP HCM xây thêm 3 cầu vượt bộ hành là cần thiết. Thế nhưng, người dân hiện chưa có thói quen sử dụng…

Nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông trên địa bàn, UBND TP HCM vừa chấp thuận để Sở Giao thông Vận tải (GTVT) chọn đơn vị làm chủ đầu tư 3 cầu vượt bộ hành với kinh phí khoảng 33,3 tỉ đồng từ ngân sách TP.

Theo đó, các cầu vượt sẽ được xây dựng trên Quốc lộ 1 (trước Trường ĐH Kinh tế - Luật, quận Thủ Đức), đường Điện Biên Phủ (gần Trường ĐH Công nghệ TP HCM, quận Bình Thạnh) và đường Hoàng Minh Giám (trước Công viên Gia Định, quận Gò Vấp). Ông Ngô Hải Đường, Trưởng Phòng Quản lý và Khai thác hạ tầng Sở Giao thông Vận tải TP, cho biết có thể đến cuối năm 2016, việc xây dựng 3 cầu vượt bộ hành mới hoàn tất. Thời gian đầu sẽ hướng dẫn, khuyến khích người dân sử dụng, sau đó sẽ xử phạt đối với các trường hợp đi không đúng nơi quy định.


Bất chấp nguy hiểm, nhiều người vô tư băng qua đường thay vì đi trên cầu vượt Nơ Trang Long (quận Bình Thạnh). Ảnh: QUỐC CHIẾN

Bất chấp nguy hiểm, nhiều người vô tư băng qua đường thay vì đi trên cầu vượt Nơ Trang Long (quận Bình Thạnh). Ảnh: QUỐC CHIẾN

Theo TS-KTS Ngô Viết Nam Sơn, nếu sử dụng cầu vượt chỉ để qua đường thì không hiệu quả vì người dân chưa có thói quen. Để cầu bộ hành phát huy được hiệu quả, nên xây dựng ở khu vực mà hai bên đầu cầu có các khu trung tâm thương mại hoặc kết nối công trình trên cao ở các khu vực dân cư, thương mại và hành chính ở trung tâm TP để hạn chế người dân đi dưới lòng, lề đường, bảo đảm an toàn giao thông. Riêng các khu vực thường xuyên bị tắc nghẽn giao thông, cầu vượt là một trong các giải pháp. Ngoài ra, TP cũng nên tính đến việc xây dựng cầu vượt có thể cho xe máy đi qua để khai thác triệt để hơn, nhất là các khu vực có ít ngã ba, ngã tư.

PGS-TS Phạm Xuân Mai thì cho rằng việc xây dựng cầu vượt ở các khu vực đông người là rất cần thiết. Tuy nhiên, cần có thêm cây xanh, hệ thống mái che, ghế nghỉ chân và quảng cáo để tạo sự hứng thú cho người sử dụng. Tránh việc xây dựng cầu vượt thô như một số cầu đã xây dựng.

Theo ghi nhận của chúng tôi, hiện một số cầu vượt bộ hành dù ở nơi đông xe cộ qua lại nhưng người dân ít sử dụng. Cụ thể, cầu vượt Nơ Trang Long nằm sát bên Bệnh viện Ung bướu TP HCM chỉ thấy lác đác vài người sử dụng. Tương tự, cầu vượt cắt ngang đường Cống Quỳnh (quận 1) nối liền 2 cơ sở của Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ có mái che, kính chắn gió nhưng luôn trong tình trạng “ế”. Trước Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (đường Nguyễn Trãi, quận 5), dù có cầu vượt nhưng từ bệnh nhân, người thăm bệnh đến nhân viên y tế vô tư băng ngang đường. Cầu vượt Suối Tiên (quận Thủ Đức) là cây cầu phát huy hiệu quả trong việc giúp người dân băng qua hai bên xa lộ Hà Nội nhưng nhiều người bán hàng rong bày bán hàng hóa trên cầu choán hết lối đi; rác thải, chất phóng uế tràn khắp trên và dưới chân cầu vượt.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo