xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Khách vẫn chịu thiệt !

TÔ HÀ

Nếu không tìm lại được tài sản bị mất, hành khách chỉ được đền bù theo quy định từ 200.000 đồng đến 20 USD/kg thay vì tính theo giá trị hàng bị mất

Vụ thiệt hại đầu tiên của năm 2011 là trường hợp hành khách Hoàng Minh Phú đi chuyến bay VN378 TPHCM - Quảng Bình của Vietnam Airlines (VNA). Khi đến sân bay Đồng Hới, hành khách này phát hiện vali bị bẻ khóa, hư hỏng, đồ đạc bên trong bị xáo trộn. Ông Phú yêu cầu được bồi thường 200 USD tương xứng với giá trị vali bị hỏng nhưng VNA chỉ chấp nhận đền bù 200.000 đồng theo quy định.

 
Ảnh hưởng uy tín cả ngành
 
Trước đó, sáng 6-9-2010, một hành khách Đài Loan tên Chang đi chuyến bay VN 284 chặng TPHCM – Hải Phòng của hãng hàng không Jetstar Pacific (JPA) đã để 150.000 đài tệ (tương đương 90 triệu đồng) trong vali ký gửi, làm thủ tục tại đảo hành lý E, F.
 
Hơn một giờ sau chợt nhớ ra, ông Chang yêu cầu được lấy lại vali nhưng phát hiện chiếc phong bì đựng tiền để ở ngăn bên ngoài đã bị xé, số tiền cũng không cánh mà bay. Do hàng hóa mất mát có giá trị lớn, vụ việc đã được chuyển sang Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về trật tự xã hội (C45) - Bộ Công an phối hợp xử lý vụ việc.
 
Tháng 10-2010, hành khách Tạ Minh Khoa đi trên chuyến bay BL513 của JPA hành trình Hải Phòng – TPHCM đã đến trình báo tại bộ phận tìm kiếm hành lý thất lạc của JPA về việc bị mất đồ.
 
Hành khách này cho biết đã để trong hành lý ký gửi một chiếc kiềng, một lắc tay, 2 nhẫn vàng và khoảng 3,5 triệu đồng tiền mặt nhưng về nhà phát hiện vali bị lục soát và mất sạch những đồ đạc quý giá nói trên.
 
Trực ban JPA lập tức tổ chức kiểm tra buồng hàng của máy bay, lục soát người và đồ đạc các nhân viên bốc xếp trong ca trực và phát hiện trong túi của nhân viên Phạm Thế Huynh có một lắc tay, 2 nhẫn vàng và hơn 3 triệu đồng tiền mặt.
 
 
img
Chuyển hành lý lên máy bay tại sân bay Nội Bài - Hà Nội. Ảnh: NHẬT MAI


Nhân viên này thừa nhận đã lấy số tài sản trên và đã kịp “chia” chiếc kiềng vàng cho một đồng nghiệp cùng ca. Chiếc kiềng vàng này còn tiếp tục được chuyển cho một nhân viên lái xe đầu kéo đem đi cất giấu.
 
Ông Lại Xuân Thanh, Phó Cục trưởng Cục Hàng không VN, cho biết việc mất đồ và thất lạc hành lý không chỉ xảy ra đối với các chuyến bay đến/đi từ VN mà là vấn đề chung của hoạt động hàng không.
 
Nhưng việc mất hành lý và nghi vấn có sự tha hóa của nhân viên hàng không ở VN có phần đáng lo ngại, có những thời điểm xảy ra nhiều. Sự việc không chỉ ảnh hưởng đến uy tín của hãng vận chuyển mà còn ảnh hưởng đến uy tín của cả ngành hàng không VN.
 
Chưa có giải pháp hữu hiệu
 
Theo quy trình, hành lý ký gửi được nhận tại quầy check in rồi theo băng chuyền chạy qua máy soi chiếu, chuyển đến các “đảo”. Tại đảo này, hành lý được phân loại, chuyển đến điểm tập kết để chuyển ra máy bay.
 

Khuyến cáo hành khách tự bảo quản hành lý

Một vấn đề đáng lưu ý là trong quy chế vận chuyển, tất cả các hãng hàng không đều khuyến cáo hành khách phải tự bảo quản hoặc có bảo hiểm khi gửi các vật dụng có giá trị, không để trong hành lý ký gửi. Nhưng nhiều hành khách không để ý những khuyến cáo này.

Khi trình báo về việc mất đồ, các hãng hàng không vẫn lập biên bản để tiếp nhận, xử lý nhưng nếu không tìm được, hành khách chỉ được đền bù theo quy định từ 200.000 đồng đến 20 USD/kg thay vì tính theo giá trị hàng bị mất.

Khu vực băng chuyền hoàn toàn khép kín, có sự giám sát bằng camera và ghi sổ trực. Trong đó, khu vực đầu băng chuyền và cuối băng chuyền đều được bố trí nhân viên an ninh chốt chặn. Quá trình vận chuyển hành lý có sự tham gia của nhiều bên: nhân viên hãng hàng không, nhân viên an ninh, xí nghiệp dịch vụ mặt đất.
 
Ông Lại Xuân Thanh cho rằng trong quy trình này có hai công đoạn nhạy cảm là tại hầm hàng và khi chất xếp lên máy bay vì không thể giám sát bằng camera. Đối với các hãng vận chuyển hàng rời (không đóng vào container), việc mất đồ sẽ dễ xảy ra hơn.
 
Có những trường hợp không thấy hành khách khiếu nại nhưng phát hiện trong khoang hàng hóa máy bay có đầu kéo vali rơi ra, cảng vụ yêu cầu truy xét và xác định được nhân viên bốc xếp phá khóa để “chôm” đồ. Ông Thanh cũng cho biết nghi vấn về sai phạm có hệ thống trong việc này đã được đặt ra.
 
Không thể “lục đâu trúng đấy” với số lượng cả chục tấn hàng hóa mỗi ngày nên có thể có sự phối hợp giữa nhân viên soi chiếu an ninh đánh dấu những vali có đồ đạc giá trị để công đoạn sau thực hiện.
 
Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có căn cứ làm sáng tỏ nghi vấn này. Các vụ việc được phát hiện đều mang tính lẻ tẻ, quy kết tội cho một vài cá nhân vi phạm chứ không phải một ê-kíp.
 
Ngăn chặn vấn nạn này là việc rất phức tạp vì liên quan đến nhiều đơn vị. Mỗi khi xảy ra vụ việc, Cục Hàng không VN đều yêu cầu xem xét lại cả hệ thống để rút kinh nghiệm. Các nhân viên vi phạm đều bị mất việc làm song những trường hợp tương tự vẫn xảy ra.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo