Khai thác cát tràn lan ở hồ Dầu Tiếng. Ảnh: Thành Đồng
- PGS-TS Lương Văn Thanh: Đây là một nhiệm vụ môi trường trong khuôn khổ Chương trình 33 - chương trình khắc phục hậu quả lâu dài của chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam.
Lưu vực hồ Dầu Tiếng từng bị rải một lượng chất độc hóa học diệt cỏ rất lớn, khả năng hình thành dioxin trong môi trường là khá cao. Theo thời gian, mưa gió và dòng chảy sẽ vận chuyển các chất độc dioxin đã được hấp thụ trên bề mặt đất về các thủy vực và tồn lưu dưới các lớp trầm tích sông hồ. Dự án này được chúng tôi thực hiện từ năm 2007 - 2010 nhằm đánh giá những tác động do tồn lưu của dioxin tới môi trường và sức khỏe con người. Trên cơ sở đó, đề xuất giải pháp khắc phục những ảnh hưởng của chất độc hóa học tới chất lượng nguồn nước, trầm tích đáy và thủy sinh của hồ Dầu Tiếng.
* Vậy nước hồ Dầu Tiếng có nhiễm dioxin không, thưa ông?
- Dioxin và các đồng phân độc của nó không còn được phát hiện trong thành phần nước ngầm dọc thành hồ cho thấy nguồn nước cấp của hồ cho tưới tiêu, sinh hoạt rất an toàn.
Riêng môi trường trầm tích đáy hồ, chúng tôi đã tiến hành khoan lấy mẫu, phân tích 26 điểm. Ở độ sâu 0-30 cm, chỉ phát hiện một lượng rất nhỏ dioxin trong ngưỡng cho phép. Các tầng trầm tích dưới sâu, từ 1 m trở đi thì hàm lượng dioxin và các đồng phân độc của nó tăng lên, trong đó 2 mẫu có nồng độ 12,5 và 12,9 ppt- vượt ngưỡng cho phép, gây nguy hiểm cho môi trường. Tuy nhiên, để có câu trả lời rõ ràng hơn về khả năng tồn lưu dioxin và các đồng phân trong các lớp trầm tích tầng sâu của lòng hồ, chúng tôi đề nghị lấy mẫu bổ sung ở tầng sâu 0,7-1,5 m để kiểm định thêm.
* Những tồn lưu này có tác động đến chất lượng nguồn nước?
- Chúng tôi rất lo lắng về việc khai thác cát lòng hồ tràn lan như hiện nay. Bởi lẽ, nếu khai thác quá sâu vào lớp trầm tích, các máy hút cát sẽ khuấy trộn và khuếch tán dioxin vào tầng nước mặt. Dioxin không tan trong nước nên nguồn nước này chuyển về hạ lưu phục vụ nông nghiệp và càng nguy hiểm khi lẫn vào nguồn nước sinh hoạt của người dân Bình Dương, Tây Ninh và TPHCM.
* Nên chăng, phải cấm các hoạt động khai thác cát lòng hồ?
Lập bản đồ phân bố khả năng tồn lưu dioxin Theo PGS-TS Lương Văn Thanh, các đơn vị chuyên nghiệp có thể vẽ bản đồ địa hình đáy hồ Dầu Tiếng, nơi nào khai thác cát dưới độ sâu quy định sẽ biết ngay. Tuy nhiên, như thế, địa phương phải kiểm tra thường xuyên và thuê các đơn vị chuyên môn, khá tốn kém. Vì vậy, cần nhanh chóng thực hiện bản đồ phân bố khả năng tồn lưu của dioxin, làm cơ sở phân vùng cấp phép khai thác và quản lý. Việc cấp phép phải được đi kèm với xác định việc lựa chọn phương tiện khai thác để khống chế và kiểm soát được độ sâu khai thác. Ông Thanh cũng cho rằng địa phương cần quản lý chặt chẽ việc xây dựng và hoạt động của các cơ sở công nghiệp, tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phía đầu nguồn… - những hoạt động có thể tạo ra dioxin phát tán vào lòng hồ. |
Bình luận (0)