xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Khổ sở với đồng lương eo hẹp

Nhóm phóng viên

Thông tin về việc không tăng lương cơ sở (lương tối thiểu chung) năm 2015 khiến nhiều cán bộ, công chức, viên chức băn khoăn, lo lắng

“Năm nay đã không tăng lương, nếu năm 2015 lại không tăng lương cho công chức, viên chức nữa thì khổ lắm”. Chị H., viên chức đang làm việc tại một phòng thuộc BHXH tỉnh Hải Dương, than thở trước thông tin Chính phủ đề xuất chưa điều chỉnh tiền lương cơ sở (được hiểu là lương tối thiểu chung áp dụng cho khu vực hưởng lương từ ngân sách nhà nước) trong năm 2015 vì “ngân sách khó khăn”.

Cuộc sống quá chật vật

Chị H. có thâm niên làm việc tại BHXH Hải Dương 10 năm, hệ số lương 3,0. Do đặc thù của ngành, hệ số lương của chị được nhân thêm 1,8 lần lương cơ bản nên tổng thu nhập của chị H. là 5.813.000 đồng/tháng. Chị H. kể chồng làm nghề tự do, lúc có việc, lúc không, thu nhập không ổn định. Vợ chồng chị có 2 con học lớp 1 và 6. “May mắn là vợ chồng ở nhà bố mẹ, không phải thuê nhà. Tiền học chính khóa không nhiều nhưng tiền học thêm của 2 cháu hết nửa lương của tôi. Cuộc sống hết sức chật vật; cứ thiếu trước, hụt sau” - chị H. tâm sự.

Còn chị Nguyễn Thị T., quê Thái Bình, chuyên viên tại một đơn vị trực thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, cho biết chị và con gái đã phải sống khổ sở với đồng lương eo hẹp của một công chức có thâm niên 5 năm công tác. Với hệ số lương 2,67 cộng các khoản phụ cấp khác, tổng thu nhập một tháng chị T. lĩnh là 3,746 triệu đồng.

 

Giáo viên là một trong những đối tượng hưởng lương thấp. Trong ảnh: Một lớp học của Trường Tiểu học Danh Coi (xã Đông Hưng B, huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang)Ảnh: Thốt Nốt
Giáo viên là một trong những đối tượng hưởng lương thấp. Trong ảnh: Một lớp học của Trường Tiểu học Danh Coi (xã Đông Hưng B, huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang)Ảnh: Thốt Nốt

Cuộc sống không hạnh phúc, chia tay chồng, chị T. phải gửi con gái nhờ ông bà nội ở quê chăm nom. Một mình ở Hà Nội, chị thuê nhà trọ ở ghép với vài người quen, mỗi tháng hết 700.000 đồng; tiền học và mua sữa cho con ở quê mỗi tháng hết 1,2 triệu đồng. Để có thêm thu nhập trang trải cuộc sống, buổi tối chị phải nhập số liệu thuê cho một công ty nước ngoài. “Bữa trưa được cơ quan hỗ trợ, sáng thì ăn nắm xôi 5.000 đồng, chiều về nấu ăn ở nhà, mỗi tháng cũng hết khoảng 500.000 đồng. Nếu tằn tiện hết mức thì cũng chỉ đủ cho cuộc sống dưới mức tối thiểu” - chị T. chia sẻ.

Công chức ở Hà Nội hay TP HCM đã rất chật vật với đồng lương eo hẹp, những người ở các địa phương khác càng khổ sở hơn. Chị Trần Thị Tám, công tác tại Trung tâm Y tế huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam 15 năm nay nhưng mức lương đang hưởng chỉ hơn 4 triệu đồng/tháng. Theo chị Tám, nếu so với mức lương ban đầu là 300.000 đồng/tháng vào thời điểm năm 1999 thì lương hiện nay cao hơn nhiều nhưng so với điều kiện hiện tại, vật giá leo thang thì mức lương trên chả đáng là bao so với 15 năm cống hiến của chị.

Làm 19 năm, lương dưới 6 triệu đồng/tháng

Chị N.T.P, cán bộ Viện Nghiên cứu phát triển Kinh tế - xã hội TP Đà Nẵng, đang hưởng mức lương bậc đại học, hệ số 2,34, tương ứng 2.400.000 đồng/tháng. Mỗi tháng chị phải trả tiền thuê nhà trọ 800.000 đồng. Số còn lại chị phải chi cho rất nhiều việc khác như ăn uống, phụ phí đi lại, tiền chi phí phục vụ công việc, áo quần… Đó là chưa tính đến các khoản tiền phát sinh đột xuất hằng tháng như đám cưới, tiệc tùng, sinh nhật…

Cuộc sống của những công chức, viên chức bình thường là vậy; còn đối với những người làm công tác lãnh đạo, tiền lương thuần túy cũng không đủ sống. Chị P., hiện sống ở Hà Nội, có thâm niên 19 năm công tác, hiện là phó chánh văn phòng cấp bộ. Thu nhập của chị tính theo hệ số lương 4,73 cộng với phụ cấp chức vụ, tiền điện thoại, tổng cộng mỗi tháng chưa đến 6 triệu đồng.

Chị P. kể từ năm 2006 về trước, đơn vị còn cho 150.000 đồng tiền ăn trưa nhưng từ năm 2006 đến nay không cho nữa, ăn trưa tự túc. Hai đứa con học trường bình thường chứ không dám cho vô trường điểm, trường chất lượng cao. Đứa nhỏ học lớp 1 bán trú, mỗi tháng 1,1 triệu đồng; đứa lớn lớp 9, học thêm, ôn thi mỗi tháng hết 1,9 triệu đồng. Những khoản chi này là bất di bất dịch. Nói về tăng lương cho công chức, viên chức, chị cười bảo: “Ôi chao, cứ tăng được tí lương thì dân buôn, chợ búa vin vào đó để tăng giá vù vù. Tuy nhiên, tăng thì vẫn tốt hơn”.

Đối với cán bộ cấp xã, đồng lương cũng còm cõi không kém. Ông Đinh Văn Phen, cán bộ xã Sơn Cao (huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi), công tác tại xã này gần 20 năm nhưng tổng thu nhập hiện tại chỉ 2,5 triệu đồng/tháng. Ông giãi bày: “Số tiền này không đủ nuôi thân huống chi nuôi gia đình. Ngoài giờ làm việc ở cơ quan, tôi còn phải nuôi thêm heo, bò chứ trông chờ vào đồng lương ít ỏi đó thì chết”.

 

Bà Nguyễn Giang Tuệ Minh, Phó Chủ tịch Công đoàn Viên chức Việt Nam, khẳng định tiền lương của công chức, viên chức; nhất là những người trẻ, hiện rất thấp. Cuộc sống của đối tượng này vô cùng khó khăn. Nhà ở là vấn đề bức xúc, đặc biệt là cán bộ, công chức trẻ, phải đi thuê nhà để ở.

 

Giáo viên khó trăm bề

Giáo viên là một trong những đối tượng hưởng lương thấp nhất. Ông Huỳnh Văn Bình, Hiệu trưởng Trường THCS Mỹ Hòa (huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam), cho rằng với mức lương bình quân 3 - 4 triệu đồng/tháng, đời sống giáo viên khó trăm bề. Giáo viên Trần Thị Việt, công tác tại một trường tiểu học công lập ở huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi, hưởng lương 2,5 triệu đồng/tháng. Số tiền này chỉ đủ giúp chị chi trả tiền nhà, điện thoại... còn tiền ăn, tiền mua sắm đều phải trông chờ vào gia đình. Chị bộc bạch: “Tôi chỉ mong được nhà nước tăng lương, có như vậy giáo viên mới có động lực để công tác”.

Theo ghi nhận của chúng tôi, đời sống của phần đông giáo viên ở vùng sâu, vùng xa còn rất nhiều khó khăn. Trong khi đó, chính sách ưu đãi hay thu hút giáo viên về vùng sâu, vùng xa hiện còn nhiều bất cập. Giáo viên Hồ Văn Tạo, công tác tại Trường THCS Quốc Thái (xã Quốc Thái, huyện An Phú, tỉnh An Giang), cho hay nhờ được hưởng chính sách đối với vùng kinh tế đặc biệt khó khăn theo Nghị định 116/2010/NĐ-CP nên phần lớn giáo viên ở đây cũng yên tâm giảng dạy. Tuy nhiên, đối với những giáo viên không thuộc các xã, phường, thị trấn vùng ven biên giới thì chỉ được hưởng lương cơ bản cộng với mức phụ cấp vùng 35% thì rất khó để nuôi sống gia đình. Từ đó, nhiều người buộc phải làm nghề “tay trái” như mua bán nhỏ, trồng trọt hoặc chăn nuôi để kiếm thêm thu nhập.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo