xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Không học nổi trung học sao làm cán bộ?

Hiếu Nghi (quận 4, TP HCM)

(NLĐO) - Trong thời gian qua, tại các địa phương đã phát hiện nhiều cán bộ xã, huyện sử dụng bằng tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) giả. Khi đọc thông tin này, không ít người ngao ngán, lắc đầu. Ngao ngán không chỉ vì những cán bộ trên thiếu trung thực mà còn vì trình độ và học thức của cán bộ kém quá.

Trong thời gian qua, tại các địa phương đã phát hiện nhiều cán bộ xã, huyện sử dụng bằng tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) giả. Khi đọc thông tin này, không ít người ngao ngán, lắc đầu. Ngao ngán không chỉ vì những cán bộ trên thiếu trung thực mà còn vì trình độ và học thức của cán bộ  kém quá.

 

Cac chuyên gia giáo dục dự báo tỉ lệ đỗ tốt nghiệp THPT năm 2015 sẽ gần 100%. Ảnh: Hoàng Triều

Cac chuyên gia giáo dục dự báo tỉ lệ đỗ tốt nghiệp THPT năm 2015 sẽ gần 100%. Ảnh: Hoàng Triều

Những năm qua, tỉ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp THPT gần 100%. Điều này có nghĩa chỉ những học sinh quá kém mới có thể rớt tốt nghiệp. Thậm chí nhiều người xem rớt tốt nghiệp THPT là... chuyện lạ. Nói như thế để thấy rằng những cán bộ trên kém đến mức nào. Đáng ngạc nhiên là dù kém như thế nhưng luôn được đề bạt, giữ những chức vụ khá quan trọng ở địa phương như chủ tịch UBND, bí thư, phó bí thư đảng ủy xã. Thực tế cũng đã có không ít cán bộ giữ những chức vụ quan trọng của huyện, tỉnh, ngành... nhưng trình độ rất kém. Chúng ta không quá đặt nặng vấn đề bằng cấp nhưng ở vị trí quản lý xã hội với hàng chục vạn dân của mỗi xã, thị trấn thì bắt buộc cán bộ phải có trình độ.

Không thể dùng bất cứ lý do gì để bao biện, bào chữa cho việc thi không nổi THPT của những cán bộ trên. Học không nổi THPT chỉ có 2 vấn đề: thứ nhất trình độ quá kém, thứ hai là lười. Người có một trong 2 vấn đề trên thì thiết nghĩ không xứng đáng làm cán bộ lãnh đạo địa phương. Bao nhiêu sinh viên tốt nghiệp đại học nhưng lại ít có cơ hội “thi thố” cùng các cán bộ có bằng dỏm. Họ cũng chẳng muốn trở về quê làm “lính” của những cán bộ kém cỏi.

Tất nhiên, có không ít cán bộ siêng năng, chịu học tập để ngày càng nâng cao trình độ phục vụ người dân. Địa phương của tôi là một huyện của tỉnh Bình Thuận. Vào khoàng năm 1988, chủ tịch UBND huyện là một cán bộ khoảng 50 tuổi, chỉ học đến lớp 8. Hằng ngày, sau giờ làm việc ông không ngần ngại cắp sách đi học bổ túc văn hóa. Khi lên cấp 3, lớp bổ túc văn hóa của ông cạnh các lớp học của chúng tôi, ông vui vẻ cùng chúng tôi đến trường mỗi ngày. Ông là một cán bộ tốt, giỏi và sau này ông tiếp tục học lên và ra UBND tỉnh làm việc. Tôi nghĩ rằng cán bộ có tâm, có tinh thần phục vụ thì họ luôn siêng năng và tự hoàn thiện bản thân trong công việc. Người dân rất cần và rất được nhờ từ những cán bộ như vậy.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo