xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Không khó để giảm ngập hiệu quả, tốn ít tiền

Hiếu Trung

Nhiều bạn đọc đã bức xúc về tình trạng ngập nước khi mưa tại TP.HCM, dù TP đã triển khai nhiều công trình, dự án chống ngập, nhưng vẫn…ngập. Không ít bạn đọc đã hiến kế một số giải pháp chống ngập.


Bạn đọc có bút danh "Tèo" đề xuất: Hiện tại TPHCM các nóc nhà, toà nhà đều che phủ với diện tích rất lớn nên khi mưa nước từ đó sẽ đổ xuống các đường nhỏ dồn ra đường lớn, cống quá nhỏ không thoát kịp làm ngập úng. Chưa nói tới rác làm tắc dòng chảy, lấn rạch làm nhà... Thiết nghĩ thay vì làm các tiểu cảnh kéo dài giữa đường lộ, cũng tốn chi phí nuôi trồng cây cỏ... nên làm những con lạch nhỏ thay thế, làm rào chắn an toàn hai bên... dẫn các lạch này đấu nối với nhau rồi cùng thoát ra sông. Giải pháp này sẽ giúp tiêu thoát 1 lượng nước không nhỏ khi mưa, qua đó sẽ giảm ngập.

Bạn đọc Phạm Bình Nhưỡng nêu ý kiến tương tự: “Với nguồn lực hiện có và trình độ xây dựng của ta đã có nhiều tiến bộ, có thể xây những bể ngầm khổng lồ dưới đất để chứa nước mưa và dùng lại vào mùa khô”.  

Bạn đọc Trần Toán thì cho rằng nếu mỗi hộ xây 1 bể chứa 5m3 nước, cả TP HCM sẽ có không ít hộ, hứng hết nước mưa diện tích mái nhà mình. 

Bạn đọc hiến kế giúp giảm ngập cho TP.HCM  - Ảnh 1.

Mỗi năm đến mùa mưa, người dân TP HCM lại căng mình đối phó với ngập

Bạn đọc Trac Huu-Dat hiến kế: Nên đưa vào tiêu chuẩn bắt buộc khi xây, sửa nhà phải có hầm chứa nước ngầm hay nổi tùy theo diện tích sử dụng, trung bình hầm chứa khoảng 3 m3 nước, lượng nước này có thể dùng tưới cây, rửa sân hoặc trang bị hệ thống lọc, có thể dùng trong sinh hoạt, tiết kiệm được nước đang ngày càng khan hiếm trên thế giới mà lại giảm ngập.

Cùng ý kiến với bạn đọc Trac Huu-Dat, bạn đọc Trung Đài cho rằng: Phương án mỗi hộ gia đình có hệ thống thu nước mưa, giải pháp này có thể thực hiện được ngay và đây là một giải pháp trong tổng thể nhiều giải pháp chống ngập cho TP HCM. Ví dụ xây bể chứa trên sân thượng, khi mưa to sẽ chứa nước, khi khô ráo có thể sử dụng lại, trang bị hệ thống lọc trong thời buổi công nghệ thì không khó khăn gì. Còn vấn đề muỗi chỉ cần có nắp kín là ổn.

Bạn đọc Huỳnh Minh Lực dẫn chứng cụ thể: “Gia đình tôi xây nhà 3 tầng ở TP Tân An - Long An. Đường Nguyễn Văn Chiêu mệnh danh là Đồng Tháp Mười của TP Tân An. Tôi dành riêng tầng hầm để chứa nước. Nước mưa thì vô tầng hầm. Nước thải sinh hoạt qua bể lắng ra đường thoát nước chung. Đỡ tốn cát nâng nền, nhà luôn mát mẻ mà không thấy nước chảy ra từ đường ống cao hơn đường 0,3m nhưng thấp hơn mực nước lũ chỗ tôi sống khi có mưa 0,2m. Tất nhiên tôi có lắp van 1 chiều không cho nước ngoài đường chảy vào tầng hầm chứa nước mưa và máy bơm nước ra khi cần”.

Bạn đọc Nguyễn Thế Lợi nêu ý kiến: Nếu có điều kiện, mỗi nhà nên xây dựng cái bể chứa nước, khi đó một lượng nước rất lớn khi mưa không chảy ra đường, giảm ngập và lại có nước dùng.  

Nhiều bạn đọc cũng cho rằng để chống ngập, TP phải tích cực và quyết liệt làm nhiều giải pháp đồng bộ như: nhanh chóng đẩy nhanh tiến độ các dự án lớn, rà soát lại quy hoạch, giải toả công trình lấn chiếm kênh, rạch, nạo vét kênh, rạch... Tuy nhiên, sự chung tay của người dân cũng rất quan trọng. Chỉ cần mỗi người có ý thức, trách nhiệm trong bảo vệ môi trường, không xả rác bừa bãi, không bít hố ga, cống thoát nước, không lấn chiếm kênh rạch... là đã góp phần không nhỏ trong việc chống ngập.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo