xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Là thầy giáo, phải biết kiềm chế nóng giận

Đỗ Tấn Ngọc, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi)

Những ngày qua, báo chí thông tin về việc thầy giáo Đoàn Văn Học (dạy môn vật lý Trường THCS Định Hòa, huyện Hưng Định, tỉnh Thanh Hóa) dùng cây tre đánh học sinh Đỗ Lân Anh gãy tay phải bó bột vì thiếu nghiêm túc, mất trật tự trong tiết học.

Lại thêm một vụ việc đáng buồn, tạo hình ảnh không đẹp cho ngành giáo dục. Cho dù có giáo viên đưa ra hàng loạt lý do để bao biện cho hành vi sai trái của đồng nghiệp, như: áp lực dạy học lớn, học sinh hư hỏng nhiều, thầy cô cũng là con người, có thể mắc sai lầm, đánh học trò để giáo dục… thì cũng không thể chấp nhận được.

Ngành giáo dục từng ban hành các quy định khá nghiêm khắc, chặt chẽ về đạo đức nhà giáo; cũng từng phát động nhiều phong trào hướng tới chuẩn hóa giáo viên, để thầy cô giáo luôn là tấm gương đẹp, thân thiện, yêu thương học trò.

Tôi đã và đang là một nhà giáo, cũng thấm thía không ít những khó khăn, vất vả, đắng cay của nghề với muôn vàn lo toan, bộn bề trong cuộc sống. Thế nhưng, một khi đã xác định dấn thân vào sự nghiệp “trồng người”, tôi cũng như nhiều đồng nghiệp đều buộc mình phải biết chấp nhận, hy sinh, biết kiềm chế bực tức, tuyệt đối không xúc phạm học sinh mà kiên trì các biện pháp mang tính sư phạm, giáo dục, nhân văn. Tất nhiên, nói thì dễ, làm mới khó nhưng không vì thế mà buông xuôi. Mỗi ngày, chúng tôi phải tự rèn giũa, soi rọi bản thân, vượt qua tâm lý thường tình để có cách ứng xử linh hoạt, khéo léo, phù hợp từng đối tượng học sinh. Học sinh ngỗ ngược, cá biệt trường nào và thời điểm nào cũng có nhưng thực tế, học sinh có hành vi xúc phạm thầy cô giáo phần lớn rơi vào số giáo viên trình độ, năng lực giảng dạy chưa tốt, phương pháp xử lý tình huống sư phạm kém, giáo dục học sinh cá biệt còn quá cứng nhắc, nặng nề, thiếu kiềm chế, có những lời lẽ chửi bới, xúc phạm học sinh.

Học sinh ở trường đôi khi nhiều hơn ở nhà nên tâm tính, tư cách mỗi thầy cô giáo ra sao, các em đều rõ hết. Nói vậy để thấy thái độ ứng xử của học sinh phụ thuộc rất nhiều vào bản thân, cách đối xử của từng thầy cô giáo. Nếu giáo viên giỏi chuyên môn, biết lắng nghe, tôn trọng học sinh, công tâm, khách quan trong đánh giá, cho điểm số và xử lý tốt mọi tình huống liên quan đến học sinh thì nhất định sẽ giảm thiểu được tình trạng căng thẳng, khó xử trong giờ học.

Thiết nghĩ, các trường sư phạm nên đặt ra những quy chuẩn riêng về năng lực, phẩm chất đầu vào đối với sinh viên; trong quá trình đào tạo cần chú ý giáo dục, hình thành “cái tâm” chuẩn mực, vững vàng của thầy cô giáo tương lai. Có vậy, khi họ hành nghề mới bớt đi những việc đáng tiếc, đau lòng.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo