xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lạm dụng “sáng tạo”

Bài và ảnh: NGUYỄN NHÂN CHÍNH

Sự sáng tạo trong nhiều trường hợp đã bị hiểu sai và ứng dụng quá máy móc gây ra những hậu quả không nhỏ

Sách Tiếng Việt lớp 3 tập 2 của Bộ GD-ĐT, tại trang 22-23 có câu chuyện ông tổ nghề thêu Trần Quốc Khái. Câu chuyện này có nhiều vấn đề không chuẩn và học sinh sẽ hiểu sai về tính giáo dục của câu chuyện này.

Học hỏi hay sáng tạo

Tóm tắt câu chuyện: Trần Quốc Khái là một cậu bé nhà nghèo ham học, sau này làm quan to trong triều đình nhà Lê. Trong dịp được cử đi sứ, vua Trung Quốc đã thử tài sứ thần Việt Nam bằng cách giam cầm ông tại một lầu cao. Trong lúc này, ông đã tình cờ học được cách thêu và làm lọng. Khi về nước, ông đã dạy cho người dân nghề này và được suy tôn là ông tổ nghề thêu.

img
Câu chuyện Ông tổ nghề thêu trong sách Tiếng Việt lớp 3

Cần phải làm rõ thực sự ai là ông tổ nghề thêu của người Việt? Trong cuốn sách Đôi bàn tay khéo léo của cha ông, do NXB Kim Đồng phát hành, có nói rõ ông tổ nghề thêu của Việt Nam là Lê Công Hành. Cuốn Từ điển văn hóa cổ truyền Việt Nam, do Hữu Ngọc chủ biên, xuất bản năm 2002, cũng ghi ông tổ nghề thêu Việt Nam là Lê Công Hành (1606-1661). Có thể đây là 2 người khác nhau (theo nhà nghiên cứu Yên Giang, ông Trần Quốc Khái sinh sau ông Lê Công Hành khoảng 2 thế kỷ) và cũng có thể 2 người chỉ là một vì nội dung câu chuyện được ghi lại giống nhau hoàn toàn. Tuy vậy, các văn bia, sắc phong lưu giữ tại Văn Miếu Quốc Tử Giám hay tại đình thờ ông tại làng Đào Xá (xã Thắng Lợi, huyện Thường Tín - Hà Nội) ghi nhận ông tổ nghề thêu Việt Nam là Lê Công Hành.

Vấn đề quan trọng hơn là câu chuyện này được đưa vào chủ đề chính của bài học tuần 21 là “Sáng tạo”. Liệu sự sao chép công nghệ, sau đó truyền bá cho những người khác là sự sáng tạo? Cho dù nghề thêu Việt Nam đã có trước thời của ông, còn đơn sơ và ông đã có công lớn để phát triển nghề thêu nhưng việc làm này chỉ nên coi như một sự học hỏi chứ không thể là sáng tạo.

Sáng tạo trên... người bệnh

Hội thao kỹ thuật sáng tạo tuổi trẻ ngành y tế Hà Nội được tổ chức 1-2 năm/lần, do Thành đoàn Hà Nội phối hợp với nhiều đơn vị chức năng như Sở Y tế Hà Nội, Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), Cục Quân y (Bộ Quốc phòng), Cục Y tế (Bộ Công an)... tổ chức. Hội thao lần thứ 25 vừa diễn ra vào tháng 12-2012 tại Bệnh viện 103. Phần chính và được theo dõi nhiều nhất trong hội thao là các kíp kỹ thuật thao diễn những đề tài, kỹ thuật cải tiến mới trong ngành y tế trên người bệnh.

Điều đáng nói trong hội thao này là vấn đề y đức. Không thể và không cho phép việc lấy bệnh nhân thật sự, với các kỹ thuật, phẫu thuật thật sự để tham gia thi thố. Việc làm này trái với các quy định y đức quốc tế. Hội đồng Y học Thế giới ra tuyên bố Helsinki năm 1964 về đạo đức nghiên cứu liên quan đến con người, sau này đã được rà soát chỉnh sửa 6 lần, gần đây nhất là năm 2008.
 
Năm 1978, Tom Beauchamp và James Childress viết cuốn sách Những nguyên tắc căn bản của y sinh học đã nói tới 4 nguyên tắc chính là: Tôn trọng quyền tự quyết của bệnh nhân; cân nhắc kỹ những lợi ích; không được tạo ra bất cứ nguy hiểm nào và công bằng - bình đẳng. Nếu quyền được thông tin và chấp thuận của bệnh nhân thực sự được tôn trọng sẽ không có bệnh nhân nào sẵn sàng chấp nhận làm vật thí nghiệm trong những cuộc thi trên.

Thêm vào đó, những người thực hiện kỹ thuật, phẫu thuật trong một môi trường đầy sức ép, dưới con mắt của giám khảo, quay phim, chụp ảnh, cũng như các đồng nghiệp sẽ không có gì bảo đảm cho họ không mắc những sai lầm. Thực tế cũng đã có nhiều kỹ thuật không thành công hoặc những sai sót phải sửa chữa lại và bệnh nhân là người phải lãnh chịu những hậu quả này.

Tôi đã có dịp được tham gia làm việc và thực hành trong ngành y ở một số bệnh viện tại nhiều quốc gia nhưng chưa bao giờ thấy một hội thao như thế này. Các nghiên cứu của họ vẫn luôn tiến triển, các thử nghiệm vẫn luôn được tiến hành nhưng dưới sự giám sát ngặt nghèo của hội đồng đạo đức. Sau thử nghiệm thành công hay thất bại, kết quả được  báo cáo tại các hội nghị khoa học và không thao diễn trên người bệnh thật.

Mỗi năm chỉ có... 2 bằng sáng chế

GS Hoàng Tụy cho rằng: “Chúng ta đứng ở thứ hạng rất thấp trong bảng xếp hạng trí tuệ toàn cầu. Chẳng cần phải nghiên cứu kỹ, ai cũng thấy rõ điều này ít nhất từ 20 năm nay rồi”. Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn (Đại học New South Wales, Úc) đưa ra các con số thống kê trong thời gian 1998-2008, Việt Nam chỉ công bố được 5.070 bài báo khoa học trên các tập san khoa học quốc tế, bằng 2% của Úc (238.076), 10% so với Singapore (51.762), 22% so với Thái Lan...
 
Trong thời gian từ năm 2000 -2007, các nhà khoa học Việt Nam chỉ đăng ký được 19 bằng sáng chế, tức mỗi năm trung bình chỉ khoảng 2 bằng sáng chế. Trong cùng thời gian, Thái Lan đăng ký được 310 bằng sáng chế, Singapore 3.644. Rất nhiều nghiên cứu, kể cả cấp độ Nhà nước, chỉ là các công trình nghiên cứu theo kiểu tổng kết hay lặp lại chứ không có đóng góp cho khoa học.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo