xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lát gỗ làm đường đi bộ trên sông Hương

QUANG NHẬT

Con đường đi bộ trên sông Hương dài 380 m, kết nối phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu, bắt đầu từ cầu Trường Tiền lên đến khu vực Công viên Lý Tự Trọng

Ngày 11-4, Sở Xây dựng tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết sẽ tổ chức trưng bày dự án thí điểm “Xây dựng mạng lưới kết nối hệ thống tuyến đường đi bộ phía bờ nam sông Hương” tại phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu (TP Huế) để người dân cho ý kiến.

Điểm nhấn sông Hương

Dự án thí điểm nằm trong tổng dự án quy hoạch chi tiết hai bờ sông Hương (kinh phí tài trợ tổng dự án là 6 triệu USD, tổng chiều dài dự án 16 km) do Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) thực hiện nhằm liên kết khu vực ven sông với cồn Hến và cồn Dã Viên ở bờ Nam sông Hương; kết nối giao thông xuyên suốt từ đường đi bộ Nguyễn Đình Chiểu đến Công viên Lý Tự Trọng và tạo điểm nhấn tầm nhìn sang bờ Bắc sông Hương. Dự án thí điểm dự kiến kinh phí gần 64 tỉ đồng, thi công từ tháng 7-2016 và hoàn thành trước tháng 4-2017.

Phối cảnh của dự án
Phối cảnh của dự án

Theo phương án đề xuất của KOICA, sẽ đóng cọc bê-tông xuống sông Hương đoạn ven bờ Nam, sau đó đổ dầm bê-tông, phía trên được lát sàn bằng gỗ lim rộng 4 m, gắn lan can bằng vật liệu đồng thau, đồng thiếc hoặc thép mạ đồng. Dự án sẽ tạo một con đường đi bộ trên sông Hương dài 380 m, kết nối phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu, bắt đầu từ cầu Trường Tiền lên đến khu vực Công viên Lý Tự Trọng, đoạn trước Bệnh viện Trung ương Huế. Trong đó, chia làm 3 không gian với nhiều tổ hợp như bến thuyền, vườn sen, quảng trường tổ chức sự kiện...

Nhằm tạo không gian lung linh về đêm, công trình còn kết hợp thiết kế ánh sáng. Ngoài ra, đường đi bộ Nguyễn Đình Chiểu cạnh bên lát đá, đường dốc, ki-ốt, bồn hoa, bó vỉa trên đường đi bộ này thiết kế đơn giản bằng vật liệu gỗ để hòa nhập với con đường.

Phải tính đến tổng thể

Theo KOICA, việc sử dụng vật liệu gỗ lim lát sàn dễ thi công, không mối mọt hoặc bị biến dạng trong thời tiết nóng ẩm, chịu lực tốt. Nếu sử dụng đá xây dựng thì giá cả phù hợp, thi công nhanh, dễ tạo hình nhưng chịu uốn kém, dễ vỡ.

Ông Đặng Minh Nam, Viện trưởng Viện Quy hoạch xây dựng tỉnh Thừa Thiên - Huế, cho biết khi đưa ra phương án lát sàn gỗ, nhà tư vấn thiết kế đã tính toán đến khí hậu khu vực, đặc điểm loại gỗ, dự ước tuổi thọ vật liệu, đồng thời có phương án dự phòng thay thế khi hư hỏng. “Tỉnh cũng đã tổ chức lấy ý kiến các ngành. Đây là vật liệu khá thân thiện với môi trường, tạo không gian ấm cúng. Thực tế vài năm trở lại đây, Huế rất ít lụt. Hiện Huế có 2 nhà máy thủy điện phía thượng nguồn, nếu điều tiết tốt sẽ cắt được lũ nên không quá lo lắng cho tuổi thọ của vật liệu gỗ. Dự án này phải tạo điểm nhấn để tiếp tục thu hút nhà đầu tư vào các dự án khác trong quy hoạch tổng thể sông Hương nhằm phát triển kinh tế, du lịch. Đó mới là vấn đề cần chú trọng” - ông Nam nhận định.

Nên kết hợp các vật liệu khác nhau

Kiến trúc sư Chương Hoàng Phương - Trưởng Bộ môn Thiết kế, Kiến trúc và Kỹ thuật, Khoa Kiến trúc (Trường ĐH Khoa học Huế) - cho rằng Huế là địa phương thường xuyên có mưa lụt, tại sông Hương nước lũ thường dâng cao, việc sử dụng vật liệu gỗ sẽ không bền vững. “Cần tính toán đến tuổi thọ của vật liệu để có phương án về kinh phí duy tu, bảo dưỡng. Theo tôi, nên kết hợp các vật liệu bền vững khác nhau để có công trình đáp ứng về mặt thẩm mỹ và có tuổi thọ dài lâu” - ông Phương nêu ý kiến.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo