xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lê Văn Luyện có đáng được bao dung?

Thiên Kim (Tổng hợp)

(NLĐO)- Lời tòa soạn: Sau khi bài viết “Đòi Lê Văn Luyện đền mạng để làm gì?” của bạn đọc Tiến Thông đăng trên Người Lao Động Online, hàng trăm ý kiến bạn đọc gởi về bày tỏ chính kiến. Theo đó, đa số không đồng tình với tác giả bài viết nhưng cũng không ít người đồng cảm.

Để rộng đường dư luận, chúng tôi trích đăng một số ý kiến của bạn đọc.
 
img
 Luyện phạm tội ác tày trời khi chưa đủ 18 tuổi
 
Tử hình là chuyện dễ, cảm hóa mới khó

Tử hình Lê Văn Luyện làm vui lòng nhiều người nhưng chắc chắn không làm giảm những kẻ ác làm ác... Nhưng không tử hình thì sẽ làm tất cả mọi người phải suy nghĩ. Chính suy nghĩ này sẽ giúp mọi người thấy tính người trong con người.
 
Dù không phải ai cũng dễ lấy cái thiện làm dịu cái ác. Nhưng kẻ ác có đôi khi phải trăn trở vì lòng nhân của con người... (Thép Đấy)
 
Con người sinh ra cũng giống như một trang giấy trắng vậy, “nhân chi sơ tính bổn thiện", phần nhiều là do giáo dục và môi trường sống mà nên.
 
Thay vì sợ sau này sẽ có thêm nhiều tên Luyện, sao chúng ta không nhìn lại cách giáo dục và môi trường sống trong thời đại hiện nay, khi đã có nhiều trường hợp giết người dù ít hay nhiều đều có liên qua tới game hay giết người như trong game...

Tước đi mạng sống bằng án tử hình thì không khó nhưng giáo dục, giúp Luyện nhận ra cái sai của mình thì không phải dễ. Nếu Luyện đã nhìn thấy cái sai và muốn hướng thiện thì tại sao ta lại không lại cho Luyện một cơ hội... (Nhân chi sơ tính bổn thiện)
 
Xã hội chúng ta là xã hội loài người phải luôn luôn hướng thiện, đừng lấy cái ác chồng chất nên cái ác. Đừng a dua theo nhau đòi phải tử hình hay thế này thế khác mà ta phải tìm ra hướng thức tỉnh con người sao cho họ có cơ hội sống, làm lại, chuộc lại lỗi lầm... đấy mới là cái chúng ta cần hướng tới. (Hà Giang)

Tôi đồng ý với bạn Tiến Thông. Hãy nhìn sang những nước văn minh như Đức chẳng hạn. Họ có dùng án tử hình đâu mà tình hình tội phạm luôn ở mức độ rất thấp.
 
Như vậy, vấn đề không nằm ở khía cạnh trấn áp tội phạm mà ở chỗ có xây dựng được một nền giáo dục tốt, một xã hội thượng tôn pháp luật và nhân bản hay không. Có được nền móng như thế, tội phạm sẽ tự động giảm đi. Lấy oán báo oán, cái ác sẽ sinh sôi mãi... (Thiên)
 
Tất cả mọi phiên tòa đều phải chiếu theo luật pháp hiện hành để xử phạt người có tội. Tên Luyện là một người tạo tội ác, làm cho dư luận căm phẫn tột cùng và tất cả đều muốn tòa án công khai tuyên án hắn tội tử hình.
 
Nhưng nếu ai nhận làm thẩm phán mà tuyên án tên Luyện theo ý của đại đa số thì người ấy sẽ phạm luật. Thế nên, dù bức xúc, mọi người cũng nên ý thức, hãy hành xử đúng pháp luật (Quach Giang)

Giết một Luyện này thì lại có Luyện khác xuất hiện, vấn đề sẽ không thể nào giải quyết được tận gốc nếu không xem lại vấn đề giáo dục nhân cách.

Cần phải sửa lại luật để pháp luật có tính răn đe và ngăn chặn tội ác. Tuy nhiên muốn xây dựng được một nhà nước pháp quyền thì cần phải tôn trọng pháp luật hiện hành. Do đó chỉ có thể xét xử Luyệt theo pháp luật hiện hành mà không thể nâng cao hình phạt lên được (Hoàng Vương)
 
Luyện không xứng nhận sự bao dung

Vẫn biết giáo dục là chủ yếu, nhưng khi giáo dục đã mất hoặc suy giảm tác dụng thì cần có sự trừng phạt để làm gương, để răn đe. Không có trừng phạt thích đáng, giáo dục mãi mãi là giáo dục "suông".

Cho dù có nhiều người đề xuất nhiều cách xử lý thậm chí tàn ác đối với hung thủ thì cũng chỉ để bày tỏ sự căm phẫn của họ. Mà sự căm phẫn ấy xuất phát từ lương tâm, từ lòng thiện có nguyên tắc, từ trái tim hướng thiện, mong muốn loại trừ cái ác ra khỏi đời sống xã hội. (Nguyễn Minh Hoàng)

Nhiều người muốn sửa lại luật, muốn tên Luyện phải chịu mức án cao nhất ở đây không phải vì muốn xử theo kiểu mạng đền mạng mà là hy vọng điều đó sẽ là sự răn đe mạnh hơn đối một bộ phận lớp trẻ ngày nay. Chứ mà trẻ vị thành niên cứ gây tội ác tày trời ra đấy rồi lại nhận sự bao dung, lòng độ lượng của xã hội thì thật cũng không yên tâm. (Dân SG)
 
img
Vụ giết, cướp do Luyện gây ra làm dư luận hết sức căm phẫn

Án tử hình dù sao thì cũng là một biểu hiện không văn minh của một xã hội, khi mà một nhóm người có thể nhân danh công lý để có quyền tước đi mạng sống của người khác.
 
Nhưng xã hội chúng ta đang sống chưa đạt đến một trình độ cao để có thể loại bỏ án tử hình, dân trí của một nhóm người cũng chưa đạt đến một trình độ nhất định để có thể ý thức được tội ác.

Đến như Na Uy kia mà hiện nay còn phải cân nhắc lại án tử hình thì đối với xã hội của chúng ta như bây giờ thì nhất thiết phải duy trì án tử hình, thậm chí còn phải đưa thêm vào một số tội danh mới khác có thể nhận án tử mới mong cải thiện được tình hình tội phạm. (Nguyễn Thanh Quang)
 
Tội ác phải bị đáp trả bằng sự trừng phạt. Khi sự trừng phạt tương xứng với tội ác gây ra thì tự nhiên nó trở thành sự giáo dục và giáo dục ở đây là hướng đến toàn xã hội chứ không phải cá nhân kẻ gây ra tội ác. Kẻ gây ác tày trời không đáng hưởng sự giáo dục, vì sự giáo dục không phải là món quà, để có thể ban phát lung tung. (Thích Diệu Hữu)
 
Makarenko, nhà giáo dục học Liên Xô, có nói: "Muốn có những bông hoa đẹp thì phải dùng kéo cắt đi những cành khô và phải dùng thuốc sát trùng để tưới cho hoa", tôi nghĩ rằng "kéo" và "thuốc sát trùng" ở đây chính là một bản án thích đáng dành cho Lê Văn Luyện, có như vậy xã hội này mới mong có được những bông hoa đẹp.  (Thanh Trúc)
 
Tôi cho rằng việc sửa đổi luật không phải để bắt Luyện phải chết, phải đền mạng mà việc sửa đổi luật là để răn đe kẻ khác. Việc việc giáo dục nhân cách, đạo đức của con người là một vấn đề rất lớn cần phải thực hiện song song tuy nhiên trong một xã hội rộng lớn như thế này thì không phải ai cũng được giáo dục tốt và không phải ai được giáo dục cũng có thể nhận thức hết được. (Hoàng Vương)
 
Tôi nghĩ sự nhân hậu và bao dung của cộng đồng và pháp luật lúc nào cũng có, rất đáng tôn trọng nhưng thể hiện và dành cho người đáng được hưởng - cụ thể là lẽ phải - trường hợp này là cho cháu Bích chứ không phải thanh niên Luyện này.
 
Sự bao dung không phải là tử hình hay không tử hình mà là chứng minh cho cháu Bích và cả xã hội thấy rằng pháp luật sẵn sàng bảo vệ họ bằng mọi cách dù khắc nghiệt nhất. (Hà)
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo