xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lì xì khó tốt đẹp như trước

PHẠM HỒ ghi

Sau khi Báo Người Lao Động đăng bài “Lì xì ngày càng biến tướng, nặng mùi tiền” (ngày 15-2), nhiều ý kiến đã cùng trao đổi về đề tài này

Trở thành gánh nặng

Lì xì là chữ gọi của phương ngữ miền Nam, ở ngoài Bắc thì gọi là tục mừng tuổi. Tục này phổ biến ở các nước Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc… Tục lì xì được bắt nguồn từ Trung Quốc, người lớn tuổi thường hay gom góp những đồng xu, buộc với nhau bằng sợi chỉ đỏ. Những đồng xu này được coi là tiền may mắn, giúp người già và trẻ nhỏ trong nhà khỏi xúi quẩy, bệnh tật. Từ đó dần dà hình thành tục lệ tặng tiền đầu Xuân cho người già và trẻ nhỏ để chúc họ mạnh khỏe, may mắn, bình an. Từ khi ngành in phát triển, những sợi chỉ đỏ được thay thế bằng những hồng bao và tiền xu cũng được thay thế bằng tiền giấy.

Tuy nhiên, cùng với đà phát triển của xã hội hiện đại, tục lì xì không còn giữ được ý nghĩa truyền thống tốt đẹp ban đầu. Lì xì trở thành một cơ hội để người ta hối lộ cấp trên những số tiền to. Không thiếu những nhân viên đầu năm đến nhà sếp đưa ra những phong bao mừng tuổi cho cả sếp, vợ sếp và con sếp với số tiền không hề nhỏ. Đến lượt mình, sếp lại đi mừng tuổi cho các sếp ở các cấp lớn hơn. Nhiều doanh nghiệp vào dịp trước Tết đi lì xì cho những cá nhân có tầm ảnh hưởng đến hoạt động của công ty mình để cho công việc được trôi chảy, thuận lợi.

Trẻ em nhận được tiền mừng tuổi thường là đưa cho cha mẹ giữ. Nhiều bậc cha mẹ khuyến khích con bỏ ống heo tiết kiệm hay mở cho con một tài khoản ngân hàng để giữ tiền. Nhưng cũng không ít em đã lớn, ý thức được đó là tiền tiêu xài được nên khi nhận bao xì lì là mở ra ngay. Có em thấy ít lập tức chê bai, thậm chí đòi thêm. Có em giữ tiền khăng khăng không chịu đưa cho cha mẹ, tự ý tiêu xài hoặc đòi giữ riêng với lý do đây là tiền của con.

Không những thế, lì xì còn là một gánh nặng cho gia đình nghèo. Nhiều người sĩ diện, túi không có tiền nhưng muốn phát lì xì cho họ hàng, người quen cho bằng anh bằng em. Nhiều gia đình đông con coi việc được lì xì ngày Tết là một dịp thu hoạch. Nhiều cặp vợ chồng son chưa có con thì cắn răng “chịu lỗ” do tục lì xì và tự an ủi khi nào có con thì “thu hoạch” lại!

Có lẽ đã đến lúc chúng ta phải trả lại ý nghĩa tốt đẹp ban đầu cho tục lì xì để cho lì xì trở lại là một phong tục hay của dân tộc Việt ngày Tết.

TS Hà Thanh Vân

Một dạng chi phí trong kinh doanh

Tết đến, ngoài việc lo tiền thưởng, lì xì cho công nhân, nhân viên..., chúng tôi còn phải lo tiền lì xì cho bao nhiêu là cơ quan, đơn vị. Tôi tin rằng không chỉ riêng tôi mà nhiều doanh nghiệp khác cũng gặp phải điều này. Cách Tết gần cả tháng, nhân viên đã báo là cán bộ phường, cán bộ thuế, anh công an khu vực... đã “nhắn gửi” vụ lì xì. Mà nào phải ít, họ gợi ý cả số tiền muốn nhận, bất kể doanh nghiệp năm đó làm ăn như thế nào. Dù sao thì mỗi năm chỉ có một cái Tết nên doanh nghiệp cũng chẳng nề hà gì. Ngại nhất là tuy đã lì xì nhưng nếu số tiền không vừa ý thì các anh, chị lại nói nặng nhẹ, thậm chí có người bày tỏ thái độ không vừa ý hoặc làm khó...

Từ lâu, chúng tôi xem đây như là chi phí tất yếu trong kinh doanh, chỉ có điều khi đưa ra chi phí này thì thấy kỳ quặc và rất ngượng ngùng!

Ông Hồ Quang Thọ (Giám đốc doanh nghiệp in ở quận 10, TP HCM)

Cho ít, bị chê “trùm sò”!

Tôi vẫn nhớ những cái Tết của ngày xưa, sau tiếng pháo giao thừa, cả nhà quây quần bên bàn ăn bánh mứt, dưới bàn thờ tổ tiên ngào ngạt hương trầm, bố mẹ tôi xoa đầu từng đứa con rồi lấy ra xấp phong bao lì xì cho từng đứa. Mỗi chúng tôi nhận phong bì rồi vòng tay cảm ơn, mừng tuổi ông bà, bố mẹ.

Xa quê mấy chục năm, nay mỗi dịp Tết về quê chẳng còn thấy đâu tục đẹp như trước. Vừa về tới nhà chưa kịp hỏi han sức khỏe bố mẹ thì lập tức cả chục đứa cháu ùa đến đòi tiền lì xì. Vừa đưa cho chúng thì lập tức chúng mở ra. Thấy tờ 50.000 đồng trong phong bao chúng lại chê là “bèo”. Có đứa còn nói “chú Tư ở Sài Gòn mà nghèo quá, lại còn trùm sò”. Tết đến thăm nhà ai thì bọn trẻ rất nhanh có mặt, cứ lảng vảng đòi tiền lì xì. Thật hết biết.

Họa sĩ Trần Văn Chính (TP HCM)

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo