xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lo sợ thói côn đồ lộng hành (*): Cần giải pháp căn cơ

Huỳnh Hiếu ghi

Cá nhân chấp hành tốt các quy định của pháp luật, rèn luyện kỹ năng ứng xử; các cơ quan chức năng đẩy mạnh tuyên truyền các quy định pháp luật đến người dân, tăng cường toàn diện công tác phòng chống tội phạm...

Bạn đọc PHẠM NGUYỄN QUỲNH THƯ:

Nâng mức xử phạt với hành vi côn đồ

Đối với bất kỳ quan hệ xã hội nào, văn hóa ứng xử cũng cần phải phù hợp và tuân thủ các quy định của pháp luật. Để hạn chế hành vi côn đồ, trước hết mỗi cá nhân phải có ý thức chấp hành tốt các quy định của pháp luật; rèn luyện kỹ năng giao tiếp, kỹ năng bảo vệ bản thân, kỹ năng xử lý tình huống; quản lý tốt cảm xúc cá nhân, trau dồi văn hóa ứng xử.

Về phía các cơ quan chức năng, cần tăng cường các biện pháp để quản lý, sàng lọc những thông tin tiêu cực, giật gân, lối sống thực dụng, hành xử côn đồ, bạo lực của một số cá nhân muốn kinh doanh qua mạng, câu like... Đồng thời thắt chặt quản lý phim ảnh, trò chơi mang tính bạo lực, kích động.

Lo sợ thói côn đồ lộng hành (*): Cần giải pháp căn cơ - Ảnh 1.

Vụ hỗn chiến ở huyện Phù Mỹ (tỉnh Bình Định) khiến 1 thanh niên 18 tuổi tử vong vào ngày 9-2. Ảnh: THÀNH LONG

Các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương cần thường xuyên tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật đến mọi tầng lớp nhân dân, tổ dân phố, thôn xóm, bản làng. Làm sao để người dân hiểu được rằng tất cả hành vi vi phạm pháp luật đều bị xử lý, từ đó có ý thức chấp hành luật pháp. Ngoài ra, địa phương là nơi chịu trách nhiệm toàn diện về an ninh trật tự trên địa bàn nên phải nắm được tình hình, các đối tượng trong khu vực để kịp thời đấu tranh ngăn chặn. Có biện pháp quản lý, giáo dục để các đối tượng không tụ tập gây mất trật tự công cộng; siết chặt quản lý cơ sở cho thuê lưu trú để sớm phát hiện bất thường, ngăn ngừa phát sinh các vụ xô xát; hòa giải, can ngăn kịp thời những mâu thuẫn, xích mích trong đời sống của người dân.

Hệ thống pháp luật cần có sự điều chỉnh, bổ sung để phù hợp với tình hình thực tế, giải quyết được các vấn đề bức xúc của người dân. Ví dụ nếu đánh nhau thì xử lý hình sự, không cần giám định thương tật. Phải nâng cao vai trò luật pháp, nâng mức xử phạt đối với hành vi côn đồ.

Bạn đọc ĐỖ VĂN NHÂN:

Thường xuyên tuần tra, kiểm soát

Tình trạng bạo lực gia tăng trong những ngày Tết làm ảnh hưởng đến an ninh trật tự, gây thương tật cho nhiều người và là gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Nguyên nhân của tình trạng đánh nhau có nhiều nhưng trực tiếp nhất là do tình trạng lạm dụng rượu, bia thiếu kiểm soát trong những ngày Tết; tình trạng sử dụng ma túy, nhất là ma túy đá; nghiện game bạo lực; xem phim ảnh, truyện tranh bạo lực, thiếu lành mạnh... Hành vi côn đồ gia tăng còn xuất phát từ việc bị ảnh hưởng bởi môi trường sống bạo lực như các thành viên trong gia đình hoặc xóm làng thường xuyên cự cãi, đánh nhau, ít nhiều tác động đến nhân cách và xu hướng bạo lực của giới trẻ.

Bên cạnh đó, các băng nhóm tội phạm, xã hội đen ngày càng gia tăng các hoạt động bảo kê, cho vay nặng lãi, tổ chức cờ bạc, ma túy, mại dâm, cưỡng đoạt tài sản.... thường sử dụng hung khí, vũ khí "nóng" để thanh toán, giải quyết tranh chấp, mâu thuẫn. Mặt khác, một bộ phận giới trẻ hiện nay thiếu văn hóa ứng xử, kỹ năng xử lý tình huống. Nhiều vụ việc xích mích, va chạm nhỏ nhưng lại đẩy lên thành xung đột, bạo lực. Điều này cho thấy nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật chưa cao.

Để hạn chế hành vi côn đồ, bạo lực, cần đẩy mạnh việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật để nâng cao nhận thức; tăng cường giáo dục đạo đức, nhân cách cho giới trẻ, nhất là văn hóa ứng xử và cách thức, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, bất đồng. Đồng thời, lực lượng chức năng thường xuyên ra quân truy quét và xóa sổ các băng nhóm tội phạm hoạt động phi pháp; thường xuyên tuần tra, kiểm soát để ngăn chặn và xử lý nghiêm các vụ ẩu đả, đánh nhau; công khai việc xử lý để giáo dục, răn đe và ngăn ngừa hành vi vi phạm. 

Thực thi tốt pháp luật

Hệ thống pháp luật của ta quy định chặt chẽ về những hành vi bị nghiêm cấm, nhất là việc sử dụng bạo lực để giải quyết mâu thuẫn, gây tổn hại nhân mạng và sức khỏe con người. Tuy nhiên, việc thực thi pháp luật có nơi, có lúc chưa quyết liệt, chưa tạo hiệu ứng răn đe cần thiết đối với những kẻ ưa bạo lực.

Thêm vào đó, với suy nghĩ "dĩ hòa vi quý", "đánh kẻ chạy đi không ai đánh người chạy lại" nên người dân thường bãi nại, bỏ qua những hành vi vi phạm, không yêu cầu xử lý mức phạt nghiêm khắc hoặc án tù.

Việc giáo dục trẻ của gia đình bị ảnh hưởng khi mạng xã hội, điện thoại thông minh "tranh cướp" thời gian, sự quan tâm, bảo ban, nhắc nhở của mẹ cha với con trẻ về điều hay, lẽ phải, việc tốt. Cả sứ mệnh "lấy cái đẹp dẹp cái xấu" vẫn chưa được truyền thông thực hiện thường xuyên, hiệu quả.

Nỗi lo về thói côn đồ lộng hành chỉ có thể vơi dần đi khi chúng ta siết chặt pháp luật và giáo dục.

Nguyễn Ngọc

(*) Xem Báo Người Lao Động từ số ra ngày 14-2

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo