xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lừa bán nhà, đất đã thế chấp

SỸ ĐÔNG

Hơn 1 tháng qua, nhiều hộ dân ở quận 8, TP HCM lo lắng khi nhận thông báo của tòa án phát mãi căn nhà họ đang ở

Chi cục Thi hành án dân sự quận 8, TP HCM hôm 15-7 thông báo đến các hộ dân đang sống trên khu đất số 2117/7B Phạm Thế Hiển, quận 8 về việc cơ quan này chuẩn bị phát mãi những căn nhà ở khu đất trên để trả nợ ngân hàng. Các hộ dân đang ngụ trên mảnh đất này tá hỏa bởi những căn nhà lâu nay mình đang ở đã bị đem đi thế chấp từ bao giờ.

Mất  nhà

Khu đất số 2117/7B Phạm Thế Hiển có diện tích 304 m2 do ông Lê Văn Gốc đứng tên. Năm 2008, ông Gốc và các con có quyền thừa kế tặng lại cho ông Lê Văn Sang. Theo bà Lê Thị Thu Vân, chị của ông Sang, tài sản này được ông Gốc cho 2 người con là ông Sang và bà Vân nhưng do đất đang nằm trong diện quy hoạch nên không thể tách thửa. Vì vậy, bà Vân với ông Sang có thỏa thuận để ông Sang đứng tên tài sản chung, khi đủ điều kiện sẽ tách thửa cho bà Vân.

Nhiều hộ dân mua nhà ở địa chỉ 2117/7B Phạm Thế Hiển, phường 6, quận 8, TP HCM lâm vào cảnh tiền mất tật mangẢnh: HOÀNG THIỆU
Nhiều hộ dân mua nhà ở địa chỉ 2117/7B Phạm Thế Hiển, phường 6, quận 8, TP HCM lâm vào cảnh tiền mất tật mangẢnh: HOÀNG THIỆU

Năm 2010, ông Sang đã thế chấp toàn bộ nhà, đất của khu đất trên để vay tiền của Ngân hàng TMCP Á Châu. Do ông Sang không trả được nợ nên ngân hàng kiện ông Sang ra TAND quận 8. Tòa tuyên Ngân hàng TMCP Á Châu thắng kiện và chuyển hồ sơ qua Chi cục Thi hành án dân sự quận 8 tiến hành kê biên tài sản. Lúc này, nhiều hộ dân, trong đó có cả người nhà ông Sang, mới biết mình sắp bị “đuổi” ra ngoài.

Cầm tờ thông báo về việc phát mãi trên tay, bà Nguyễn Thị Ánh Tuyết, một hộ dân đang ngụ ở mảnh đất trên, cho biết năm 2010, bà Tuyết được bà Trang Thị Thúy Phượng (cùng ngụ phường 6, quận 8) giới thiệu có một căn nhà đang cần bán gấp với giá rẻ và dẫn bà tới xem căn nhà số 2117/7B Phạm Thế Hiển. Sau đó, ông Lê Văn Sang làm giấy bán nhà và cam kết căn nhà không có tranh chấp và cũng không đề cập tới việc đã thế chấp ngân hàng. Mặc dù người đứng tên tài sản và bán nhà là ông Sang nhưng toàn bộ số tiền mua căn nhà đều được bà Tuyết đưa cho bà Phượng, lần đưa tiền cuối cùng có sự chứng kiến của ông Sang.

Rủi ro khi mua nhà giấy tay

Cùng chung cảnh ngộ, những ngày qua, ông Nguyễn Văn Lợi (ngụ bến Ba Đình, phường 9, quận 8) đứng ngồi không yên vì căn nhà của ông cũng nằm trong diện bị phát mãi. Tháng 5-2013, ông Lợi mua lại phần đất có diện tích 48 m2 thuộc khu đất 2117/7B Phạm Thế Hiển từ bà Lê Thị Xuân với giá 530 triệu đồng bằng hợp đồng giấy tay. Trước đó, bà Xuân mua lại phần đất này từ bà Trần Thị Kim Thịnh, còn bà Thịnh thì mua của ông Gốc từ năm 2008 cũng bằng giấy tay.

Mặc dù đã thế chấp tài sản của mình cho ngân hàng năm 2010 nhưng năm 2012, ông Lê Văn Sang vẫn làm chứng cho bà Thịnh và bà Xuân mua bán mảnh đất trên. “Lúc làm hợp đồng mua bán có sự làm chứng của tổ trưởng dân phố nên tôi cũng yên tâm là đất này không tranh chấp, không cầm cố. Ai ngờ sự việc lại như thế này” - ông Lợi bức xúc. Ngoài ra, một số người dân khác cũng làm hợp đồng cầm cố nhà trên mảnh đất trên với ông Sang cũng đang trong tình trạng thấp thỏm lo sợ bị đuổi ra ngoài bất kỳ lúc nào.

Theo luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP HCM, trong trường hợp trên, ông Lê Văn Sang đã có hành vi lừa dối người mua khi không nói rõ tình trạng pháp lý của khu đất. Hiện nay, vì không hiểu các quy định pháp luật liên quan đến việc chuyển nhượng nhà, đất hoặc biết nhưng không đủ điều kiện luật định như diện tích nhà, đất mua không đủ điều kiện tách thửa hoặc nhà, đất đang trong tình trạng thế chấp... nên các bên không thể đưa hợp đồng ra công chứng. Thực tế cho thấy việc ký kết hợp đồng bằng giấy tay tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, có khi mất hết tiền mua nhà, đất mà các trường hợp trên là ví dụ điển hình.

Có thể kiện đòi lại tiền mua nhà

Luật sư Nguyễn Văn Hậu cho biết do các bên chỉ mới ký hợp đồng mua bán bằng giấy tay mà chưa công chứng, cộng với việc ông Lê Văn Sang vẫn là người đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên tài sản này vẫn thuộc sở hữu của ông Sang. Khi ông Sang vi phạm nghĩa vụ trả nợ thì ngân hàng khởi kiện yêu cầu tòa án xử lý tài sản nhà, đất đã thế chấp. Trong trường hợp này, những người mua nhà bằng giấy tay hoàn toàn bất lợi, chỉ còn cách yêu cầu ông Sang trả lại tiền mua nhà cho mình. Nếu ông Sang không đồng ý thì người mua có thể khởi kiện và yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu, buộc ông Sang phải trả lại tiền và bồi thường thiệt hại.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo