Phạm Thị Mỹ Linh hối hận về hành vi của mình tại phiên tòa
Vừa khóc, bà Hạnh vừa nói: “Từ khi phiên tòa kết thúc, Linh gần như nằm liệt giường, không ăn uống, nói chuyện với ai lại thường xuyên lên cơn co giật. Nhìn con như thế, lòng dạ tôi đau lắm, chỉ mong được chịu tội thay con. Thực sự vì thiếu hiểu biết pháp luật, lại quá nghèo khổ, khi bị giữ xe, tôi sợ mất xe nên đã khóc và có hành vi sai trái. Thấy tôi khóc, thương mẹ, Linh đã mất bình tĩnh, cư xử dại dột…”.
Do bị chồng thường xuyên say xỉn đánh đập, bà Hạnh quyết định ly dị. Bị đuổi khỏi nhà chồng, ba mẹ con bà Hạnh về tá túc nhà người em rể. Bà Hạnh bị cận thị nặng, công việc lại không ổn định. Tài sản duy nhất của gia đình là chiếc xe máy mua trả góp. Khi trả góp xong, bà Hạnh đem giấy chủ quyền xe cầm ngay để có tiền xoay xở cho cuộc sống của ba mẹ con.
Thấy mẹ cực khổ, mới học xong lớp 7, em trai Linh phải nghỉ học để đi làm. Linh thì vừa học vừa làm thêm nhiều việc để phụ mẹ.
Ôm bụng vì cơn đau dạ dày, bà Hạnh phân trần: “Khi xảy ra chuyện, người ta bình phẩm mái tóc vàng hoe của Linh là do đua đòi, hư hỏng, quậy phá… Thực ra, con tôi “bán” tóc cho các nhà tạo mẫu để họ thử nghiệm mẫu tóc mới. Do bị nhuộm thường xuyên, từ đen mượt, giờ đây mái tóc của con tôi đã xơ xác, không thể phục hồi. Hôm ra tòa, tôi muốn nó nhuộm đen tóc cho đàng hoàng nhưng vì tóc hư, không nhuộm lại được. Thấy vậy, bạn nó phải mua keo màu để xịt lên cho tóc đen. Từ nhỏ, Linh bị bệnh khó thở, tay chân co quắp, dễ bị kích động và hay ngất xỉu nhưng vì nhà nghèo, tôi không có tiền đưa con đi chữa trị. Không có bệnh án, bây giờ tôi cũng không biết giải thích sao cho mọi người tin. Còn hôm xảy ra vụ việc, do lúc đó, Linh vừa đi học về, em nó cũng vừa tan ca nên tôi ghé chở cả 2 con cùng về (cả Linh và em trai đều không biết đi xe máy - PV), tôi nghĩ chắc không sao, không ngờ… ”.
Sau phiên tòa, bạn bè, thầy cô và nhiều người không quen biết đã đến thăm hỏi, chia sẻ với mẹ con bà Hạnh. Lá đơn xin cứu xét cũng nhờ một người đến nhà thấy hoàn cảnh tội nghiệp của mẹ con bà Hạnh mà viết giùm. Bản thân bà Hạnh một chữ bẻ đôi cũng không biết…
“Xin pháp luật và mọi người hãy khoan dung, tha thứ cho đứa con gái còn non nớt, khờ dại của tôi để cháu được tiếp tục đến trường, sửa chữa lỗi lầm. Tôi cam đoan cháu không phải là đứa con hư hỏng, quậy phá và đây là lần đầu tiên trong đời cháu có hành vi như vậy…” - bà Hạnh lại bật khóc rồi lặng lẽ ra về.
Do Linh chưa đủ 18 tuổi, bà Hạnh đã làm đơn kháng cáo để xin giảm hình phạt cho con gái.
Mong Linh có cơ hội đi học Chiều 25-8, thượng sĩ Nguyễn Đức Ánh (Đội CSGT Công an quận 12), người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án “cô gái tát CSGT”, đã bày tỏ mong muốn như vậy * Phóng viên: Sau phiên tòa, anh nghĩ gì về bản án 9 tháng tù giam đối với nữ sinh Mỹ Linh?
* Anh đã không có ý kiến gì tại phiên tòa? - Lúc đó, tôi cũng không biết nữa. Trong thâm tâm, tôi mong Linh bị xử nhẹ thôi nhưng mình đâu có quyết định được. * Có vẻ anh đã thông cảm với Mỹ Linh? - Sau khi vụ việc xảy ra, qua tìm hiểu, tôi biết nhà Linh nghèo, chiếc xe máy đó không chỉ là tài sản đáng giá nhất của gia đình Linh mà còn là phương tiện để bà Hạnh đi làm và đưa đón 2 chị em Linh. Mặc dù tôi đã trình bày lý do tạm giữ phương tiện và hẹn ngày giải quyết nhưng có lẽ do hai mẹ con hạn chế về nhận thức pháp luật, nghĩ sẽ mất xe nên đã phản ứng một cách thái quá. * Tâm trạng của anh lúc đó thế nào? - Tôi chỉ lo làm nhiệm vụ, cố gắng xử lý tình huống thật tốt. Nhưng khi đó, bà Hạnh lại to tiếng, quyết liệt giật xe từ tay chúng tôi rồi kéo xe đi. Hành động đó đã kích động Linh dẫn đến hành vi sai trái. Tôi nghĩ, nếu bà mẹ có thái độ đúng mực hơn thì đã không xảy ra hậu quả đáng tiếc. * Qua sự việc này, anh rút ra điều gì? - Tôi mới ra trường được 2 năm, làm nhiệm vụ trên đường được 1 năm. Qua sự việc vừa rồi, tôi có thêm kinh nghiệm để làm tốt hơn công việc của mình.
Quý Lâmthực hiện |
Bình luận (0)