xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Né tránh bồi thường tai nạn

Bài và ảnh: Trường Hoàng

Nhiều bạn đọc bày tỏ bức xúc về việc bị tai nạn lao động nhưng không được người sử dụng lao động thanh toán chi phí điều trị bệnh, không bồi thường

Qua một người quen giới thiệu, ngày 5-10-2010, anh Võ Trọng Khen, 18 tuổi, từ Tiền Giang lên TPHCM phụ xe cho một tài xế xe tải tên là Liêm, với mức lương 2,8 triệu đồng mỗi tháng.

 
Hứa rồi làm lơ
 
Trong quá trình làm việc, ông Liêm luôn miệng nói xe tải ông đang lái trực thuộc một công ty ở  quận 7-TPHCM nhưng không cho biết tên và địa chỉ của công ty này.
 
Ngày 20-11-2010, trong lúc khuân đá lấp các đường rãnh để xe tải chạy vào đổ đất san lấp mặt bằng ở xã Đông Hòa, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương, bất ngờ một mảng đất từ trên xe tải rơi xuống đè lên người Khen khiến anh bị thương nặng.
 
Theo bệnh án của Bệnh viện 115 (TPHCM), anh Khen bị chấn thương cột sống ngực, gãy trật D11, D12, tổn thương tủy, chấn thương đầu. Hiện anh Khen bị liệt hai chân nên việc sinh hoạt hằng ngày gặp rất nhiều khó khăn.
 
Sau khi anh bị tai nạn, một người tên là Lợi, tự xưng là đội trưởng đội xe, đại diện công ty, đến thăm hỏi và cam kết với gia đình sẽ lo toàn bộ chi phí điều trị, các khoản tiền bồi thường sau phẫu thuật và hỗ trợ cho gia đình anh Khen 25 triệu đồng.
 
Thế nhưng sau đó, ông Lợi đã không thực hiện đúng lời hứa của mình. Bà Huỳnh Thị Thảo, mẹ anh Khen, cho biết tiền thuốc điều trị cho Khen từ lúc bị nạn đến nay đã hơn 50 triệu đồng.
 
 
img
Anh Võ Trọng Khen sau tai nạn lao động bị liệt 2 chân đang điều trị tại Bệnh viện 115


Trước đây, Báo NLĐ ngày 26-3-2010, có bài viết “Bỏ rơi người bị tai nạn lao động” phản ánh trường hợp anh Lâm Minh Tú, quê ở Kiên Giang, làm công nhân tại Đồng Nai.
 
Ngày 8-1-2010, anh Tú bị tai nạn lao động, bị phỏng điện, phải cưa 1/3 tay trái, tay phải bị phỏng không cử động được. Sau khi đã được điều trị lần đầu, anh Tú trở lại bệnh viện để mổ, bệnh viện yêu cầu đóng tạm ứng 5 triệu đồng nhưng chủ sử dụng lao động chỉ đóng 3 triệu đồng, rồi bỏ mặc người bị nạn.
 
Một trường hợp khác là anh Lê Văn Hải, ngụ số 17 đường số 3, phường Tân Tạo A, quận Bình Tân - TPHCM, vào làm việc cho Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Vân Thiên Hùng, đường Huỳnh Tấn Phát, phường Phú Thuận, quận 7-TPHCM với công việc là kỹ thuật viên sửa chữa xe nâng.
 

Để bảo vệ quyền lợi của mình, người lao động có quyền khởi kiện người sử dụng lao động ra TAND cấp quận, huyện nơi có trụ sở của doanh nghiệp hoặc nơi người sử dụng lao động cư trú để yêu cầu tòa án buộc người sử dụng lao động phải bồi thường thiệt hại cho mình mà không nhất thiết phải qua thủ tục hòa giải tại cơ sở.

Trong quá trình làm việc, ngày 25-2- 2010, anh Hải bị tai nạn lao động đứt 4 ngón tay (3 ngón tay phải, 1 ngón tay trái). Sau khi bị nạn, anh Hải chỉ được hỗ trợ 4 triệu đồng, công ty bỏ mặc không đưa anh đi giám định tỉ lệ thương tật và cuối cùng anh Hải bị công ty cho nghỉ việc.
 
Khởi kiện ra tòa
 
Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Trưởng Ban Tuyên truyền Hội Luật gia TPHCM, cho biết: Theo quy định của pháp luật, các trường hợp trên dù không có giao kết HĐLĐ nhưng người lao động đã vào làm việc tại các đơn vị thì xem như đã ký HĐLĐ không xác định thời hạn.
 
Do đó, khi bị tai nạn lao động, người bị tai nạn phải được cấp cứu kịp thời và điều trị chu đáo. Người sử dụng lao động phải chịu trách nhiệm về việc để xảy ra tai nạn lao động theo quy định của pháp luật.
 
Người sử dụng lao động phải chịu toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị xong cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp. Người lao động được hưởng chế độ BHXH về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
 
Nếu doanh nghiệp chưa tham gia loại hình BHXH bắt buộc thì người sử dụng lao động phải trả cho người lao động một khoản tiền ngang với mức quy định trong điều lệ BHXH.
 
Trong những trường hợp trên, người sử dụng lao động đã sai khi chỉ sơ cứu cho người lao động bị tai nạn lao động mà chối bỏ trách nhiệm bồi thường, đưa người bị nạn đi giám định tỉ lệ thương tật. Người bị tai nạn lao động cần khởi kiện tại tòa án để đòi quyền lợi của mình.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo