xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ngân hàng “bóp cổ” người nuôi cá tra

THỐT NỐT - CA LINH

Hiện giá cá tra nguyên liệu ở ĐBSCL tiếp tục sụt giảm, dao động chỉ từ 21.400 - 22.000 đồng/kg. Với giá này, người nuôi cá cầm chắc lỗ ít nhất là 3.000 đồng/kg

Hiện các doanh nghiệp (DN) nuôi cá tra đang thiếu vốn để đầu tư vùng nguyên liệu và cả quá trình chế biến, xuất khẩu. Bởi vậy, họ chưng hửng trước thông tin đến tháng 9-2012, Ngân hàng Nhà nước đã cấp trên 38.200 tỉ đồng cho vay hỗ trợ ngành này. Dư nợ cho vay đạt trên 20.700 tỉ đồng, tăng 14% so với cuối năm 2011.

img

Người nuôi cá tra không tiếp nhận được nguồn vốn vay nên đang rất khó khăn. Ảnh: NGỌC TRINH

 
Không tiếp cận được nguồn vốn

Tháng 9-2012, đoàn công tác liên ngành giữa Bộ NN-PTNT, Ngân hàng Nhà nước, Hội Nghề cá Việt Nam, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) làm việc với 4 tỉnh, TP gồm An Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long và Đồng Tháp để tháo gỡ khó khăn về vốn cho các DN nuôi và chế biến cá tra xuất khẩu. Tuy nhiên, cho đến nay, nhiều DN đều cho rằng rất khó khăn để tiếp cận nguồn vốn vay từ các ngân hàng.

Ông Nguyễn Văn T., ở xã Mỹ Phú, huyện Châu Phú - An Giang, cho biết gia đình ông vừa bán hầm cá khoảng 100 tấn và đã lỗ không dưới 300 triệu đồng. Bây giờ, muốn bán được con cá không hề dễ. DN có tên tuổi, địa chỉ rõ ràng thì mua thiếu ít nhất một tháng, còn nếu gặp DN “trời ơi” thì coi như trắng tay vì bị giật nợ. Trong khi đó, khả năng được vay vốn để tiếp tục đầu tư sản xuất là gần như không thể vì luôn bị phía ngân hàng từ chối.

Cũng theo ông T., để có gần 2 tỉ đồng đầu tư thả cá nuôi trong đợt này, gia đình ông phải vay nóng bên ngoài với lãi suất cao, cộng với một ít vốn từ người thân. “Những người muốn có vốn nuôi cá tra phải “lách” bằng cách đem giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đến ngân hàng xin vay nuôi gia súc hoặc kinh doanh nghề khác thì mới được chấp thuận” - ông T. rầu rĩ nói.

Như chủ nợ và con nợ 

Còn ông Nguyễn Văn H., một DN xuất khẩu cá tra có tầm cỡ ở quận Thốt Nốt - TP Cần Thơ thì cho rằng trước đây DN luôn có khoảng 70% cá nguyên liệu do nông dân cung cấp thì nay họ treo ao, DN thiếu nguyên liệu sản xuất. Một số DN dù đang khát vốn đầu tư ao nuôi nhưng vì thủ tục cho vay của ngân hàng quá bất hợp lý nên DN cũng nản.
Chẳng hạn như để có 1 tấn cá xuất khẩu thì DN cần ít nhất 1 năm từ khâu thả nuôi cho đến chế biến xuất khẩu. Trong khi đó, ngân hàng lại cho vay ngắn hạn nên DN không thể trả nổi vốn vay cho ngân hàng. “Đang nuôi giữa chừng mà ngân hàng rút vốn lại thì DN chỉ có nước phá sản. Quan hệ giữa DN và ngân hàng hiện giống như chủ nợ với con nợ chứ không phải hợp tác làm ăn như trước kia”.

Ông Nguyễn Ngọc Hải, Chủ nhiệm HTX Cá tra Thới An (TP Cần Thơ), bày tỏ: “HTX chưa bao giờ vay được đồng vốn nào từ ngân hàng. Khi tôi ra Ngân hàng NN-PTNT chi nhánh quận Ô Môn đề nghị được vay thì cán bộ ngân hàng cho biết chưa có văn bản triển khai việc vay vốn từ hội sở. Vì vậy, những nông dân tham gia HTX thì tự xoay tiền mà đầu tư”.

Ông Dương Nghĩa Quốc, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Đồng Tháp, cho biết hiện nhu cầu vay vốn đầu tư kinh doanh cá tra của nông dân và DN trên địa bàn tỉnh còn khá lớn nhưng do khó vay vốn nên đã có đến 65% nông dân bỏ nghề. Nhiều DN chỉ hoạt động cầm chừng hoặc đóng cửa vì không còn tài sản thế chấp để vay ngân hàng.
Mặt khác, ông Quốc cho rằng: “Không vì thế mà ngân hàng cứ cho vay đại trà trong khi nguồn vốn có hạn. Ngân hàng phải xem xét lại một cách đầy đủ trước khi quyết định giải ngân. Nếu DN nào có năng lực và điều kiện phát triển thì hỗ trợ, còn ngược lại thì phải hạn chế tối đa. Nếu chúng ta không làm như vậy thì chẳng khác nào đẩy DN và ngân hàng đến bờ vực phá sản”.

Mạnh ai nấy làm

Ông Lê Chí Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội Nghề nuôi và Chế biến thủy sản An Giang, cho biết nông dân muốn tiếp cận được nguồn vốn vay của ngân hàng phải có hợp đồng liên kết sản xuất với DN thì mới được giải quyết. Đối với các hộ tự nuôi dạng nhỏ lẻ thì đừng mong. Còn các DN kêu thiếu vốn không chỉ vì thị trường tiêu thụ ít mà còn do mạnh ai nấy làm nên dẫn đến tình trạng bán phá giá để giải quyết hàng tồn đọng... “Tình trạng các DN và người nuôi cá thiếu vốn hiện nay giống như một người đang “chết lâm sàng” nên cần có một... toa thuốc nhiệm mầu mới có thể sống lại” - ông Bình ví von.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo