xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ngán ngại chất lượng những cây cầu

Phạm Hồ

Người dân đặt vấn đề trách nhiệm các đơn vị liên quan đối với những cây cầu lớn xây dựng chẳng được bao lâu đã hỏng

Thông tin về cây cầu 420 tỉ đồng, cầu Đà Rằng ở TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên bị xê dịch có nguy cơ gãy dầm gây sập cầu làm nhiều người lo lắng và đặt câu hỏi về trách nhiệm của đơn vị thi công. Chỉ mới qua 10 năm sử dụng mà đã xảy ra những vấn đề nghiêm trọng như thế thì không ai dám tin vào chất lượng của cây cầu này. Đáng lo hơn, một số cơ quan có trách nhiệm lại khẳng định cầu vẫn an toàn.

Nhiều bạn đọc cho rằng công nghệ và kỹ thuật xây cầu có vấn đề. Thông thường tuổi thọ các cây cầu rất cao, hiếm khi nào có những hư hỏng quá nghiêm trọng và lộ liễu như thế. Khi tra ra đơn vị thi công cầu Đà Rằng là Ban Quản lý dự án 18 (PMU 18 - thuộc Bộ Giao thông Vận tải), nhiều bạn đọc cảm thán: “Nghe tên đơn vị thi công là đã biết chất lượng công trình ra sao rồi”. Từ tháng 4-2007, các cơ quan chức năng đã phát hiện mố và chân khay đường dẫn phía Nam cầu Đà Rằng bị sụt lún nghiêm trọng. Đoạn bị hư dài đến 300 m, rộng 10 m, sâu 3-4 m.

 

Cầu Đà Rằng bị hư hỏng nặng đang được sửa chữa tạm Ảnh: HỒNG ÁNH
Cầu Đà Rằng bị hư hỏng nặng đang được sửa chữa tạm Ảnh: HỒNG ÁNH

 

Bạn đọc Robert so sánh: “Cầu Đà Rằng cũ xây từ thời Pháp - Mỹ đến bây giờ vẫn xài tốt, kể cả cái cầu cho xe lửa chạy song song cũng vậy. Còn cầu Đà Rằng mới do các “kỹ sư, tiến sĩ” thời nay làm mới sử dụng từ năm 2005 thì sắp lún. Chả lẽ thời “công nghệ cao” mà xây cầu không bằng thời “công nghệ thấp”, thật là khó hiểu!”. Nhiều bạn đọc khác dẫn chứng ngay cả những chiếc cầu như Đồng Nai cũ, Sài Gòn, Bình Triệu cũ... đã sử dụng hơn 50 năm nay nhưng có hề hấn gì đâu. Đây là những cây cầu chịu tải với mật độ xe thuộc hàng lớn nhất nước nhưng vẫn an toàn, chưa xảy ra sự cố gì bao nhiêu năm qua. Thậm chí cầu Sài Gòn quá tốt nên khi mật độ xe ra vào cửa ngõ TP HCM quá lớn, thay vì xây cầu mới, các đơn vị thi công chỉ gia cố mở rộng mặt cầu là đủ đáp ứng nhu cầu người dân.

Từ ví dụ trên, bạn đọc Lý Tịnh ngao ngán: Chả bù những cây cầu “ngàn tỉ” công nghệ mới, vừa xây xong đã có vấn đề. Cách đây không lâu, cơ quan chức năng cũng đã phát hiện nhiều vết nứt ở trụ cầu Vĩnh Tuy; nứt trên mặt cầu Nhật Tân; nhiều vết vá, vết sụt lún sâu 2-3 cm, kéo dài hàng trăm mét ở đường vành đai trên cao 3 (Hà Nội)...

Một bạn đọc là kỹ sư xây dựng cho biết những hư hỏng về cầu rất nguy hiểm nên cần tổ chức nghiên cứu thấu đáo, có đánh giá khách quan và đưa ra biện pháp xử lý triệt để. Không thể cứ “cưỡi ngựa xem hoa” rồi phán là an toàn, đến khi xảy ra sự cố thì gây hậu quả sẽ không thể lường nổi.  

 

Xê dịch không phải do thiết kế

Đó là khẳng định của ông Bùi Tô Hoài, Cục phó Cục Quản lý đường bộ III (Bộ GTVT), sau khi kiểm tra sự cố xê dịch, nứt xảy ra ở cầu Đà Rằng mới trên Quốc lộ 1, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. “Nguyên nhân do quá trình hoạt động của toàn bộ chiều dài cầu, ban ngày nóng nên nó nở ra, ban đêm co lại” - ông Hoài giải thích.

Kiểm tra thực tế sự cố, ông Hoài cho hay hiện 2 tấm gối cầu bằng cao su dày 50 cm được kê trên dầm số 1 và số 2 bị dịch chuyển khoảng 60 cm làm dầm sụp lún hơn 50 cm. Vì vậy, 1/2 mặt cầu phía thượng lưu sông Ba ở phía Nam bị lún thấp hơn mặt cầu phía Bắc 3 cm, lan can tay vịn ống thép bị xô lệch, nghiêng hở. Hiện 2 tấm gối cao su kê trên đầu dầm nhịp số 27 cũng bị trôi lệch ra ngoài. Mặt cầu có những vết nứt rộng hơn 1 cm. Theo ông Hoài, đây là sự cố hư hỏng cầu chưa từng xảy ra đối với ngành giao thông trong nước.

Ông Hoài cho biết Cục Quản lý đường bộ III đã có báo cáo sự cố và đề xuất phương án xử lý gửi đến Tổng cục Đường bộ. Công ty TNHH một thành viên Quản lý và Sửa chữa Phú Yên (đơn vị quản lý cầu Đà Rằng mới) cũng đã dựng giàn giáo dưới nhịp cầu số 28, ngăn không để mặt cầu tiếp tục xê dịch.

Cầu Đà Rằng mới được đưa vào sử dụng vào tháng 11-2004. Sau đó nửa tháng, Ban Điều hành dự án cầu Đà Rằng báo đã bị kẻ gian lấy cắp 17 cột lan can, 120 bu-lông lan can, 110 ống gang và gần 190 ống lưới gang có tổng giá trị trên 300 triệu đồng. Tuy nhiên, khi Công an tỉnh Phú Yên điều tra thì phát hiện kẻ cắp chỉ lấy đi gần 30 ống gang thoát nước mặt cầu, 50 nắp lưới gang chắn rác và 5 đầu nối ống nhựa với ống gang với giá trị chưa đến 14 triệu đồng. Trước sự việc này, Ban Điều hành dự án cầu Đà Rằng cho rằng số liệu báo cáo sai là do được tập hợp từ các biên bản mất cắp và khai báo của các nhà thầu công trình và đã buộc các đơn vị thi công lắp đặt lại đầy đủ các thiết bị đã báo mất sai sự thật trước khi giao công trình cho đơn vị quản lý.

H.Ánh

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo