xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nghĩ về một chữ "Tiền"(*): Tiền nhiều để... "gió cuốn đi"

Trần Xuân Tiến

Điều cốt yếu là chúng ta nhìn nhận và ứng xử với tiền như thế nào. Đó chính là đi tìm sự dung hòa trong suy nghĩ và hành động đối với tiền, mà cốt lõi là lối sống tiết kiệm

Từ một trường hợp tưởng chừng riêng tư, thuộc cá nhân những người trong cuộc, dư luận xã hội nổ ra hàng loạt những tranh luận trái chiều xoay quanh nhiều vấn đề của cuộc sống, trong đó có câu chuyện "Tiền nhiều để làm gì?".

Giữa 2 thái cực: Thích và sợ tiền

Trước hết, phải khẳng định có nhiều tiền sẽ mang cho chúng ta cuộc sống tốt đẹp. Điều đó như thể chân lý trái đất xoay quanh mặt trời, chí ít là cho đến lúc này. Bởi vì dường như với bất cứ nhu cầu gì, chúng ta cũng đều phải cần đến tiền để giải quyết, thậm chí là cần có nhiều tiền thì mới có được kết quả mãn nguyện như ý.

Chẳng hạn như chi phí cho học tập ngày càng tăng cao, mà với nhịp phát triển như hiện tại, không học đồng nghĩa với tụt hậu, đói nghèo. Ốm đau bệnh tật cũng là cơn ác mộng của những người không có tiền. Nếu có nhiều tiền, có thể những giọt nước mắt xót xa đã không bật ra nức nở, có thể sự ly biệt nhói lòng đã không xảy ra. Nếu có nhiều tiền, mẹ cha một đời vất vả vì chúng ta sẽ được an hưởng tuổi già trong yên lành nhàn nhã. Nếu có nhiều tiền, con cái chúng ta sẽ được chăm sóc học hành và phát triển với một môi trường nhiều thuận lợi và tràn đầy năng lượng. Thích tiền, sau đó là thích có nhiều tiền, dần trở thành tâm lý chung nếu chúng ta cố gắng hướng đến sự đủ đầy thịnh vượng của cuộc sống.

Nghĩ về một chữ Tiền(*): Tiền nhiều để... gió cuốn đi - Ảnh 1.

Hạnh phúc đôi khi chỉ đơn giản là cả gia đình được vui chơi cùng nhau, quan tâm, chăm sóc cho nhau Ảnh: TẤN THẠNH

Nhưng có nhiều tiền, liệu cuộc sống của chúng ta sẽ thẳng tiến đến cảm giác của hạnh phúc ngọt ngào? Có nhiều tiền, cũng đồng nghĩa với việc chúng ta phải đối mặt với một số phiền toái đi kèm. Sự hiềm tỵ ganh ghét tăng lên tỉ lệ thuận với số tiền mà chúng ta sở hữu; những gièm pha về việc chúng ta đã làm thế nào để kiếm tiền; những bình phẩm chúng ta đã tiêu tiền đúng cách hay chưa…, sẽ luôn là đề tài quen thuộc của dư luận xa gần, quen biết lẫn không quen biết. Trớ trêu hơn, khi có nhiều tiền, chúng ta không chỉ bất đắc dĩ trở thành khách hàng tiềm năng của các ngân hàng, doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, du lịch, bảo hiểm… liên tục chào mời các gói sản phẩm đầy hứa hẹn mà còn là "khách hàng tiềm năng" của các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tội phạm trộm cướp… Có nhiều tiền, trạng thái thấp thỏm âu lo có thể trở thành người bạn đồng hành, dù muốn hay không. Đấy là chưa kể những tình huống đổ vỡ các mối quan hệ tình cảm xuất phát từ những mâu thuẫn về lợi ích tài chính. Đây mới là nỗi khổ tâm muộn phiền dai dẳng và ám ảnh. Thành ra, sợ tiền, chính xác hơn là sợ có nhiều tiền không phải là một tâm lý quá xa lạ đối với nhiều người luôn hướng đến cuộc sống giản dị, an bình.

Đi tìm sự dung hòa

Ai cũng quen thuộc với những ca từ trong nhạc phẩm "Để gió cuốn đi" của nhạc sĩ tài hoa Trịnh Công Sơn. "Sống trong đời sống cần có một tấm lòng. Để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi…". Có thể xin phép cố nhạc sĩ cải biên một chút: "Tiền nhiều để gió cuốn đi"!

Tiền tài là vật ngoài thân. Thế nên, điều cốt yếu là thái độ chúng ta nhìn nhận và ứng xử với tiền như thế nào cho hợp lý. Câu trả lời mà người viết bài này mạo muội đề xuất đó chính là đi tìm sự dung hòa trong suy nghĩ và hành động của chúng ta đối với tiền, mà cốt lõi là lối sống tiết kiệm. Dù có nhiều tiền hay không, tiết kiệm vẫn là một phẩm tính cần có, cần được thường xuyên rèn luyện một cách có ý thức. Tiết kiệm giúp chúng ta có thể chủ động trong vấn đề tài chính để không quá vướng bận khó khăn vào những trường hợp khi cần sử dụng đến tiền bạc. Tiết kiệm giúp chúng ta duy trì lập trường biết đủ nếu chẳng may bị ánh hào quang của tiền tài hấp dẫn. Tiết kiệm giúp chúng ta đầu tư cho tương lai của bản thân và người thân; giúp chúng ta trân quý giá trị của những đồng tiền chúng ta làm ra và giúp chúng ta dễ dàng trả lời những câu hỏi về tiền bạc, chẳng hạn như: Tiền nhiều để làm gì?

Sử dụng đồng tiền có ý nghĩa

Những năm qua, xã hội không ngừng phát triển, đời sống vật chất, tinh thần ngày càng khởi sắc, không ít cá nhân thành đạt trên lĩnh vực kinh tế trở thành điểm sáng về làm giàu cho bản thân, gia đình và đóng góp cho xã hội, như: xây dựng công trình phúc lợi, ủng hộ quỹ vì người nghèo; tiếp sức học sinh nghèo hiếu học... Rất nhiều trong số những mạnh thường quân đó giấu tên, địa chỉ. Họ chỉ mong muốn nguồn tiền của mình chia sẻ, giúp ích cho những đối tượng không được may mắn có thêm điều kiện vươn lên.

Năm ngoái, tôi chứng kiến một doanh nhân bỏ ra hơn 5 tỉ đồng cải tạo, nâng cấp một trường tiểu học nhưng khi cơ quan truyền thông ngỏ ý đưa tin, họ đã từ chối, cho rằng không có gì to tát, làm ăn thuận buồm xuôi gió thì san sẻ cho cộng đồng. Hay cách đây 16 năm, tôi viết về một nữ sinh ở huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) trúng tuyển Trường Đại học Tây Nguyên nhưng có hoàn cảnh gia đình vô cùng khó khăn. Sau khi báo đăng, một doanh nhân ở TP HCM liên lạc với tôi đề nghị hướng dẫn nữ sinh này mở tài khoản cá nhân để hỗ trợ. Ròng rã những năm học ngành y, em đã nhận được nguồn kinh phí hằng tháng đều đặn chuyển vào, đủ trang trải học tập, sinh hoạt.

Kể 2 câu chuyện có thật trên để suy ngẫm. Rằng kiếm được tiền nhiều bằng công sức, trí tuệ thì rất đáng quý, đáng cảm phục và trân trọng. Nếu bớt một phần để chia sẻ cho cộng đồng một cách tự nguyện, trong sáng thì có nhiều tiền và chia sẻ đó chính là bản thân đang tích lũy phước đức - thứ tài sản vô giá để lại cho con cháu, cho đời sau.

Nguyễn Tiến Đạt

(*) Xem Báo Người Lao Động từ số ra ngày 26-2

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo