xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nợ nần vì tiêu

Bài và ảnh: Hoàng Thanh

Những ngày gần đây, trên địa bàn tỉnh Gia Lai xuất hiện tình trạng cây hồ tiêu chết hàng loạt vì sâu bệnh làm hàng trăm gia đình lâm vào cảnh nợ nần

Giá hồ tiêu thành phẩm trong những năm qua liên tục tăng cao nên nhiều hộ dân ở các huyện Chư Sê, Chư Pưh, Chư Prông..., tỉnh Gia Lai đổ xô trồng hồ tiêu. Thế nhưng, do thiếu chăm sóc, kiểm soát sâu bệnh, cây tiêu chết hàng loạt mà không có cách cứu chữa.

Theo số liệu của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) tỉnh Gia Lai, toàn tỉnh có hơn 9.000 ha hồ tiêu, trong khi theo quy hoạch tới năm 2020 là 6.000 ha. Những huyện có diện tích trồng hồ tiêu lớn gồm: Chư Sê gần 3.000 ha, Chư Pưh gần 2.450 ha và Chư Prông khoảng 2.400 ha.
img
Nhiều người dân tỉnh Gia Lai lâm cảnh nợ nần khi cây hồ tiêu chết từng ngày

Những năm gần đây, chỉ qua một mùa hồ tiêu, không ít người đã trở thành tỉ phú. Với 1 ha hồ tiêu (trồng khoảng 2.200 trụ), mỗi vụ sẽ thu hoạch được từ 8 - 10 tấn, thu nhập khoảng từ 1,2 - 1,8 tỉ đồng. Vì vậy, hàng trăm hộ dân sẵn sàng chặt bỏ cà phê, cao su để chuyển qua trồng hồ tiêu. Chi phí đầu tư khá lớn, từ 800 triệu đồng đến 1 tỉ đồng/ha nên trong bối cảnh hồ tiêu đang chết hàng loạt như hiện nay, nhiều người trồng lâm vào cảnh nợ nần.

Theo báo cáo của Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Gia Lai, toàn tỉnh có 848 ha hồ tiêu bị nhiễm bệnh. Trong đó, Chư Pưh là huyện chịu ảnh hưởng nặng nề nhất với hơn 100 ha, tập trung chủ yếu ở các xã Ia Me, Ia Ga… Ông Lê Thanh Lĩnh (ngụ xã Ia Phìn, huyện Chư Prông) rầu rĩ bên 2 ha hồ tiêu đã chết một nửa vì sâu bệnh, cho biết: “Mấy cơn bão vừa rồi gây mưa lâu quá nên hồ tiêu bị nhiễm bệnh. Vay ngân hàng hơn 1 tỉ đồng đầu tư vườn tược, giờ coi như mất hết, cứu được cây nào thì hay cây đó thôi”.

Cùng cảnh ngộ, anh Phạm Đức Dũng (ngụ xã Bờ Ngoong, huyện Chư Sê) kể: “Năm 2009, tôi chỉ trồng 600 trụ hồ tiêu, cho thu nhập gần 500 triệu đồng. Lợi nhuận quá cao nên năm 2010, tôi chuyển một phần diện tích trồng cà phê sang trồng 1.800 trụ hồ tiêu, ai ngờ chuẩn bị thu hoạch thì lá ngả vàng, chết 2/3 số trụ”.

Chạy theo phong trào

Ông Hà Ngọc Uyển, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Gia Lai, cho biết nguyên nhân trực tiếp làm tiêu chết là do các loại vi khuẩn, nấm. Tuy nhiên, nguyên nhân sâu xa là do người dân trồng tiêu không theo quy hoạch, sử dụng quá nhiều phân hóa học, phân chuồng không được ủ hoai mục. “Thấy giá tiêu cao, người dân cứ trồng theo phong trào mà không chú trọng kỹ thuật chăm sóc nên cây tiêu dễ bị nhiễm bệnh” - ông Uyển nhận định.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo