xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nỗi lo chung sống cùng "ngáo đá": Sửa quy định về quản lý người nghiện

PHẠM DŨNG

Bên cạnh các kiến nghị sửa luật để quản lý những người nghiện ma túy thì việc quan tâm, tạo việc làm cho họ là điều cần thiết

Thời gian qua đã xảy ra nhiều vụ án đặc biệt nghiêm trọng liên quan đến các đối tượng "ngáo đá". Đáng nói là các đối tượng này ngay trước thời điểm gây án ít có biểu hiện bất thường và sống chung trong cộng đồng dân cư, thậm chí ở cùng nhà, sinh hoạt cùng nạn nhân.

Cần thành lập cơ quan chuyên trách

Theo luật sư (LS) Nguyễn Văn Đức (Đoàn LS TP HCM), Luật Phòng chống ma túy hiện nay quy định: Đối với người bị nghiện, khuyến khích họ cai nghiện tự nguyện; đồng thời pháp luật hình sự đã bãi bỏ tội phạm về sử dụng ma túy. Nghĩa là người sử dụng ma túy không còn bị xem là tội phạm và không bị bắt buộc cai nghiện tập trung (nếu có nơi cư trú rõ ràng). Sự thay đổi này có những mặt tích cực nhưng cũng có mặt trái là bản thân người nghiện và gia đình không phải lúc nào cũng tự giác khai báo với chính quyền địa phương về tình trạng nghiện của đối tượng.

Mặt khác, việc giao trách nhiệm cho chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn trong việc quản lý người nghiện thời gian qua bộc lộ nhiều bất cập. Chủ tịch UBND cấp xã không thể quán xuyến, giám sát được đối tượng nghiện ma túy, nhất là những đối tượng sử dụng ma túy tổng hợp. Đây cũng là điểm trừ của quy định pháp luật về quản lý người cai nghiện hiện nay.

"Để hạn chế thấp nhất những vụ án như vừa qua, cần phải sửa lại các quy định liên quan đến việc quản lý người cai nghiện tại gia đình và cộng đồng. Một trong những nội dung thay đổi là không giao cho chủ tịch UBND xã, phường mà thành lập cơ quan chuyên trách về quản lý, giám sát người nghiện. Cơ quan này có nhiệm vụ giám sát chặt người nghiện, nếu có biểu hiện sử dụng ma túy, nhất là ma túy tổng hợp, thì cần phải áp dụng biện pháp cứng rắn đưa vào cơ sở cai nghiện tập trung để sàng lọc. Trường hợp bị nặng thì bắt buộc cai nghiện từ 12-24 tháng, nhẹ thì từ 6-12 tháng" - LS Đức nhấn mạnh.

Nỗi lo chung sống cùng ngáo đá: Sửa quy định về quản lý người nghiện - Ảnh 1.

Nam thanh niên ngụ xã Châu Hưng A, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu có biểu hiện “ngáo đá” leo lên cột điện cao hàng chục mét nhún nhảy vào sáng 14-3Ảnh: Phúc Nguyên

Đừng bỏ rơi họ!

Trước thực trạng đối tượng "ngáo đá" có hành vi ngày càng nguy hiểm, bà Nguyễn Thị Hoài Thu, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội, lưu ý mỗi người cần tự bảo vệ mình trước hiểm họa ma túy. "Không được thử, không được chơi ma túy, gia đình và các thành viên trong gia đình phải tự bảo vệ nhau; cha mẹ phải kiểm soát con cái, con cái phải giám sát cha mẹ, phải bảo ban nhau trước hiểm họa có thể gõ cửa từng nhà" - bà Hoài Thu nói.

Bà Thu cũng lưu ý việc quản lý sau cai là vấn đề cực kỳ khó khăn nhưng dù khó đến mấy cũng không được bỏ rơi những người từng lầm lỡ. "Những người đã cai nghiện đủ thời gian, chính quyền địa phương phải phối hợp với gia đình quản lý chặt. Đối với những người không có nơi cư trú ổn định, chính quyền địa phương phải quản lý cho bằng được. Nhiều người sau cai nghiện cảm thấy xấu hổ, bị gia đình ruồng bỏ, xã hội khinh miệt, dẫn đến bất cần đời và làm liều. Chính vì vậy, xã hội và gia đình phải cưu mang, quan tâm đến họ".

Nói về trách nhiệm của chính quyền địa phương, bà Nguyễn Thị Hoài Thu cho rằng chủ trương, chính sách pháp luật đối với người sau cai nghiện đã có nên cần phải hành động, chung tay ngăn chặn thảm họa ma túy. "Ở đây, cần lưu ý trách nhiệm của gia đình, xã hội và chính quyền địa phương, nếu không ngăn chặn thì tệ nạn gia tăng, xã hội này không biết sẽ thế nào. Một mảng xám của xã hội thì tất cả mọi người chung tay góp sức mới mong đẩy lùi. Phải tăng cường hơn nữa công tác đấu tranh với tội phạm ma túy, chặt đứt các mắt xích trong những đường dây ma túy, kịp thời phát hiện các đại lý ma túy thứ cấp ở từng khu phố, phường, xóm" - bà Thu nói.

Cũng theo bà Nguyễn Thị Hoài Thu, trước đây Nghị quyết 16/2003/NQ-QH11 thực hiện thí điểm tổ chức quản lý, dạy nghề và giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện ma túy ở TP HCM và một số tỉnh, thành phố khác trực thuộc trung ương thì tình hình tội phạm về ma túy có giảm. Tuy nhiên, sau này đề án không được tiếp tục triển khai, tình hình tội phạm về ma túy chuyển biến phức tạp. Vì vậy, nên tiếp tục nghiên cứu, phát triển đề án này để phục vụ công tác quản lý, tạo việc làm cho người sau cai nghiện. 

Tăng cường giám sát khách sạn, nhà trọ

Để đấu tranh, phòng ngừa tội phạm về ma túy, VKSND quận 3, TP HCM đã kiến nghị UBND quận 3 chỉ đạo các đơn vị liên quan tăng cường kiểm tra, theo dõi nắm tình hình những người có liên quan về ma túy để phối hợp quản lý, phòng chống tội phạm ma túy. Đồng thời, tăng cường công tác quản lý, cấp phép đối với hoạt động kinh doanh khách sạn, nhà trọ; yêu cầu chủ cho thuê phòng cam kết bảo đảm không tiếp tay hoặc để xảy ra tội phạm về ma túy. Bên cạnh việc xử lý đối với cá nhân, chủ kinh doanh tiếp tay để hoạt động ma túy xảy ra tại nơi kinh doanh, VKSND quận 3 kiến nghị xử nghiêm tội phạm ma túy để răn đe, giáo dục.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo