Không những thế, hầu hết các cửa hàng, cửa hiệu từ ngoài phố cho đến siêu thị, trung tâm thương mại... đều như vậy. Có ý kiến cho rằng nói thách là một trong những điều làm nên “văn hóa” chợ. Song theo tôi, đây là một căn bệnh cần phải chữa trị.
Nói đi phải có nói lại, chính khách hàng cũng góp phần làm cho vấn nạn nói thách của tiểu thương thêm nặng nề. Không ít người thân của tôi, khi đến chợ hay các cửa hàng, cửa hiệu mua gì đó, gặp nơi bán không nói thách thì có vẻ như... nghi ngờ, mất cả hứng thú mua sắm! Cô em họ tôi, chủ một quầy tư nhân tại Big C Tô Hiến Thành, quận 10- TPHCM, cho biết: “Em đã thử niêm yết hàng, bảo nhân viên bán đúng giá, không để khách hàng trả giá. Vậy mà nhiều người theo thói quen, cứ trả giá xuống 1/3 hoặc 1/2. Tụi em cương quyết không cho trả giá thì ế ẩm hẳn”.
Theo tôi, để loại trừ căn bệnh này, ngoài việc tuyên truyền, vận động tiểu thương niêm yết và bán đúng giá (nên đưa vào một trong những nội dung của năm thực hiện Nếp sống văn minh đô thị ở TPHCM), các cơ quan chức năng cần thường xuyên kiểm tra các sạp, quầy, cửa hàng, cửa hiệu.
Bình luận (0)