xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Phải cải tiến khâu coi thi, chấm thi THPT quốc gia

ĐỖ TẤN NGỌC

Thực tế cho thấy những biểu hiện thông đồng, gian lận và tiêu cực trong khâu coi thi và chấm thi THPT quốc gia đã xảy ra

Vụ sửa điểm thi ở tỉnh Hà Giang, Sơn La và Hòa Bình gây chấn động ngành giáo dục, chưa từng có trong lịch sử thi cử của nước nhà.

Là người đang quản lý và giảng dạy trực tiếp ở bậc học THPT, từng tham gia nhiều công việc tại các kỳ thi tốt nghiệp THPT trước đây và hiện nay là kỳ thi THPT quốc gia, tôi có thêm một số góp ý, đề xuất cho kỳ thi THPT quốc gia nếu tiếp tục được tổ chức ở những năm sau.

Trường cao đẳng, đại học phải chủ trì

Hiện việc coi thi đang để cho các sở giáo dục và đào tạo (GD-ĐT) chủ trì, phối hợp với các trường đại học (ĐH), cao đẳng (CĐ) theo tôi là không ổn. Bởi thực tế có điểm thi, trưởng điểm thi (là người của trường phổ thông) cấu kết, dàn xếp với một số thành phần, lực lượng ở điểm thi như thư ký, thanh tra, cán bộ coi thi… trong bốc thăm ngẫu nhiên, trong chọn lựa giáo viên có cùng chuyên môn, trong tổ chức giải bài cho những thí sinh (TS) cần giúp đỡ tại các phòng thi. Thi môn toán thì có cán bộ coi thi dạy môn toán đến chỉ bài, giải bài. Đặc biệt, thi các môn tổ hợp khoa học tự nhiên và khoa học xã hội thì chỉ, giải bài thuận lợi hơn vì môn thi thành phần môn lý, đến thi môn hóa đưa bài; môn thi thành phần môn hóa, đến thi môn sinh đưa bài do phiếu trắc nghiệm trả lời đang ở TS, các đề thi môn lý, hóa đang có trên bàn của cán bộ coi thi.

Hoặc lấy, photocopy mã đề thi của các TS thuộc diện "gà" giao cho một nhóm cán bộ coi thi dự phòng trên hội đồng đến một phòng riêng giải đề, xong kín đáo đưa cho TS bằng cách kẹp dưới tờ giấy thi, giấy nháp hoặc ra ký hiệu riêng cho TS ra ngoài nhà vệ sinh nhận.

Phải cải tiến khâu coi thi, chấm thi THPT quốc gia - Ảnh 1.

Tổ công tác của Bộ GD-ĐT rà soát công tác chấm thi tại Hội đồng thi Sở GD-ĐT tỉnh Hà Giang. Ảnh: Huy Thanh

Vì vậy, theo tôi, các trường ĐH, CĐ phải là đơn vị chủ trì, thực hiện những khâu quan trọng, các sở GD-ĐT chỉ phối hợp. Bộ GD-ĐT cần quy định cán bộ, giảng viên, giám sát, thanh tra thi của các ĐH, CĐ phải từ các địa phương khác đến; tuyệt đối không để cho các trường ĐH, CĐ cùng đóng trên một địa bàn, một địa phương vì họ sẽ có nhiều mối quan hệ chằng chịt rất khó lường. Lắp đặt hệ thống camera giám sát các phòng thi cũng là một biện pháp hiệu quả nhằm ngăn ngừa, hạn chế những biểu hiện vi phạm quy chế thi của TS, cán bộ coi thi.

Mỗi môn thi thành phần của 2 bài thi tổ hợp khoa học tự nhiên và khoa học xã hội phải có một phiếu trả lời trắc nghiệm riêng biệt. Hết giờ thi môn nào thì nộp đề thi và phiếu trả lời trắc nghiệm môn đó cho điểm thi, hội đồng thi, không dùng chung một phiếu trả lời trắc nghiệm như 2 năm nay, dễ nảy sinh tiêu cực, gian lận, thiếu công bằng giữa các TS. Thực tế, có trường hợp các TS ghi những câu chưa giải được ra bàn, vào thẻ dự thi… để đến giờ thi môn khác thì giải tiếp hoặc tranh thủ ra ngoài uống nước, đi vệ sinh ở thời gian giao nhau 10 phút giữa các môn thi thành phần để trao đổi với bạn cùng mã đề thi.

Tăng tính an toàn, bảo mật

Sau vụ gian lận sửa điểm ở Hà Giang và Sơn La gây chấn động dư luận cả nước, Bộ GD-ĐT bước đầu đã nhận thấy những bất cập, kẽ hở, hạn chế từ hệ thống phần mềm chấm bài thi trắc nghiệm, từ khâu giám sát, kiểm tra, từ ý thức, trách nhiệm của tất cả thành viên của hội đồng chấm thi.

Theo tôi, Bộ GD-ĐT cần thuê những chuyên gia giỏi về phần mềm sớm khắc phục những nhược điểm, lỗ hổng của phần mềm chấm bài trắc nghiệm đang sử dụng theo hướng tăng tính an toàn, tính bảo mật, kẻ xấu khó có thể tác động, can thiệp được. Công tác kiểm tra, giám sát bài thi ở các hội đồng chấm thi cũng cần được tăng cường thêm về con người, thành phần và phương tiện theo dõi (camera) gắn với trách nhiệm và hình thức xử lý cao hơn so với Quy chế 04/2017.

Ngoài ra, chấm thi tự luận và trắc nghiệm mà giao cho các sở GD-ĐT sẽ dễ xảy ra chuyện tiêu cực, gian lận, trục lợi, bệnh thành tích, tính lợi cho học sinh của địa phương mình. Vì vậy, từ năm 2019 trở đi, Bộ GD-ĐT giao bài thi cho các trường ĐH xử lý theo cụm ở 4 điểm: Hà Nội, Đà Nẵng, TP HCM và Cần Thơ. Riêng bài thi tự luận môn ngữ văn tổ chức chấm chéo, bảo mật tuyệt đối giữa các địa phương chấm và bài chấm. Mỗi bài thi phải có một giám khảo ĐH và một giám khảo THPT để bớt "tội" chấm chặt, chấm lỏng, "thương" học sinh mình.

Thông đồng, dàn xếp trót lọt khâu coi thi thì khả năng thành công rất lớn, khó bị lộ.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo