xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Phải thu hồi tiền thất thoát

Luật sư Nguyễn Thành Công (Đoàn Luật sư TP HCM)

Số tiền thiệt hại trong các vụ án tham nhũng rất lớn nhưng lượng thu hồi được lại rất thấp


Những ngày qua, thông tin liên tiếp về việc ông Trịnh Xuân Thanh ra đầu thú, ông Trầm Bê bị bắt cùng hàng loạt sai phạm của nhiều tổ chức, cá nhân được Ủy ban Kiểm tra Trung ương công bố kết luận và kiến nghị xử lý nghiêm làm cho người dân thêm có niềm tin vào cuộc chiến chống tham nhũng, mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đang làm tư lệnh, đã có chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, điều người dân quan tâm bên cạnh việc trừng trị đích đáng, đúng người đúng tội, không bao che, khoan nhượng đối với những kẻ gây hại cho đất nước, chính là việc thu hồi tài sản do phạm tội mà có, khắc phục hậu quả từ các loại tội phạm này gây ra.

Thất thoát lớn, thu hồi thấp

Thu hồi thiệt hại trong các vụ án có bản chất là sự chiếm đoạt tài sản của nhà nước, tức của nhân dân, trên thực tế là vấn đề không hề đơn giản. Xem xét ở góc độ quản lý nhà nước, việc thu hồi các phần tài sản bị chiếm đoạt là yêu cầu bắt buộc nhằm khắc phục các thiệt hại cho đất nước mà loại tội phạm này gây ra. Hệ thống pháp luật hiện hành, theo tôi, dường như đã có khá đầy đủ các quy định từ tự nguyện đến buộc khắc phục hậu quả, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản của người phạm tội. Quy định được thể hiện đầy đủ, nghiêm khắc trong Bộ Luật Hình sự cho đến Luật Thi hành án. Thế nhưng, thực tế giá trị thu hồi là những con số rất nhỏ, hoàn toàn không tương xứng. Vì sao?

Phải thu hồi tiền thất thoát - Ảnh 1.

Ông Phạm Công Danh bị TAND Cấp cao tại TP HCM tuyên y án 30 năm tù trong vụ đại án tham nhũng xảy ra tại Ngân hàng Xây dựng Ảnh: Phạm Dũng

Trước hết, việc điều tra án tham nhũng phức tạp, khó khăn, phải có thời gian để tổ chức xác minh, thu thập chứng cứ, giám định, chứng minh tội phạm… Bên cạnh đó, có những vụ án các cơ quan chức năng chưa quyết liệt, triệt để trong việc kê biên, xử lý tài sản do phạm tội tham nhũng mà có trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử. Đặc biệt, đa số trường hợp tội phạm này thì tài sản do phạm tội mà có đã được các đối tượng chuyển thành tài sản của người khác, thậm chí là chuyển ra nước ngoài, tức nằm ngoài sự sở hữu của người phạm tội. Việc truy nguyên, truy nguồn gốc tài sản, đường đi của dòng tiền, dòng tài sản nhằm xác định sự… biến hình của số tài sản này làm cơ sở để thu hồi là vô cùng phức tạp, gian nan cho các cơ quan tố tụng, trước tiên là cơ quan điều tra.

Cần thay đổi quy định pháp luật

Như vậy, rào cản lớn nhất là mưu mô của kẻ phạm tội. Tiền đen được rửa sạch để biến thành tài sản hợp pháp của người khác luôn là cách thức được sử dụng đầu tiên bởi lỗ hổng về quản lý nguồn gốc tài sản, tiền bạc của chúng ta chỉ mới được đặt ra. Tức cả một nền móng quản lý chỉ vừa được xây trên khoảng trống có lịch sử rất dài lâu trước đây. Quy định về kê khai tài sản cũng chỉ được áp dụng với cán bộ cao cấp và cũng chỉ mới thực hiện trong thời gian gần đây. Đối với người dân thì hoàn toàn không bị điều chỉnh. Vì vậy, một người bình thường hoàn toàn có thể sở hữu các tài sản "khủng" mà không cần phải trình báo nguồn gốc. Ở một vài trường hợp phải khai báo thì chỉ với sự giải thích nguồn tài sản được thừa hưởng từ gia tộc là được xem hợp pháp và không thể điều tra thêm. Đây là khó khăn mang tính lịch sử về quản lý tài chính trong dân của nước ta. Khó khăn nhưng không thể khắc phục cho đến khi thay đổi pháp luật. Nên chăng, cần xem xét quy định khuyến khích kê khai tài sản trong người dân để minh bạch hóa mọi nguồn gốc tài sản làm cơ sở để các nguồn tài sản bất minh không có nơi trú ngụ.

Ngoài ra, thực tế đối với việc kê khai tài sản của cán bộ theo quy định cũng chưa được thực hiện triệt để vì chế tài chưa thực sự nghiêm. Trong nhiều trường hợp thì số tài sản dôi dư so với phần kê khai chưa có hướng giải quyết nghiêm khắc. Đây cũng là khoảng hở mà quản lý nhà nước cần xem xét.

Cuộc chiến chống tham nhũng bước đầu đã có chuyển biến tích cực. Xử phạt hành vi tham nhũng như thế nào đã có chế tài luật định. Cái người dân mong chờ không kém chính là số tài sản bị thất thoát phải được thu lại. Nếu không, ý nghĩa răn đe cũng chỉ có giá trị chừng mực, quyết tâm chống tham nhũng của cả xã hội cũng khó đem lại kết quả mỹ mãn.

(*) Xem Báo Người Lao Động từ số ra ngày 3-8

Không dễ phát hiện tài sản

Theo luật sư Nguyễn Thị Thu Thủy (nguyên Phó chánh Tòa Hình sự TAND TP HCM), điều đầu tiên của cơ quan điều tra khi phát hiện vụ án tham nhũng là kê biên tài sản của người có hành vi phạm tội để bảo đảm thi hành án. Tuy nhiên, việc phát hiện tài sản của nhóm người này cũng trần ai và nhiêu khê bởi vì khi cố tình phạm tội, họ đã tính đến việc sang tên tài sản cho người khác.

Khi vụ án kết thúc điều tra, chuyển sang tòa án, nếu phát hiện những tài sản khác của người phạm tội, tòa án cũng yêu cầu kê biên. Thực tế xét xử cho thấy việc thi hành án trách nhiệm dân sự của người phạm tội cũng không mấy khả quan (dĩ nhiên, nếu không hoàn thành nghĩa vụ này thì mãi mãi sẽ không được xóa án tích).

Thế nhưng, cũng có nhiều vụ án sau khi bản án được tuyên, người phạm tội trong quá trình thi hành bản án đã tác động người thân thay mình thực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại, thi hành phần trách nhiệm dân sự trong bản án tòa tuyên. Việc này, sẽ giúp họ được xem xét giảm án và có khả năng được ân xá, ra tù trước thời hạn. PH.DŨNG

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo