xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Phải xem lại "nồi canh" giáo dục

Đặng Trinh

Nhiều chuyên gia giáo dục thẳng thắn đánh giá chưa khi nào môi trường giáo dục đáng báo động như hiện nay

Vụ án 231 cái tát chưa lắng xuống lại đến chuyện hiệu trưởng xâm hại học trò và mới đây, ngày 18-12, một giáo viên ở tỉnh Bình Định bị học sinh (HS) chặn đánh ở cầu thang phải vào viện cấp cứu.

Chuyện gì đang xảy ra ở ngành giáo dục có lẽ là câu hỏi được đặt ra nhiều nhất lúc này? Nhiều nhà giáo, chuyên gia giáo dục cho rằng đó không đơn thuần chỉ là một câu hỏi mà còn là cảm giác hoang mang đáng sợ.

Còn đâu "Mỗi ngày đến trường là một ngày vui"

Một nhà giáo đã phải thốt lên rằng những tin tức xấu xí như thế mới nghe cứ ngỡ như ở đâu đó, không phải trong môi trường giáo dục. Đành rằng đó chỉ như "con sâu làm rầu nồi canh" nhưng nếu đã nhiều "sâu" quá thì phải xem lại "nồi canh" trong giáo dục đang như thế nào.

Tại buổi tọa đàm "Hành động vì hạnh phúc của HS" do Trường Đại học Sư phạm (ĐHSP) TP HCM tổ chức mới đây, nhiều chuyên gia giáo dục thẳng thắn cho biết chưa khi nào môi trường giáo dục đáng báo động như hiện nay. Phải chăng khẩu hiệu "Mỗi ngày đến trường là một ngày vui" đã không còn nữa?

Ông Vương Đăng Cho, nguyên Hiệu trưởng Trường THCS Phạm Đình Hổ (TP HCM), cho rằng HS không hạnh phúc vì mỗi ngày đến trường không phải ngày vui (được thầy cô thương yêu và học được những điều mới lạ, bổ ích), thay vào đó, các em đang phải gánh trên vai áp lực từ gia đình, thầy cô. Ông Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du (TP HCM), cho rằng khẩu hiệu "Mỗi ngày đến trường là một ngày vui" rất hay nhưng không phải ai cũng thực hiện được. Người đứng đầu nhà trường phải hiểu được tâm lý và nhu cầu của HS, biết các em thích gì, mong muốn điều gì. 

"Tôi nói thẳng là không cách nào khác để hiểu HS bằng việc đặt mình vào vị trí các em để hiểu. Biết các em thích ca sĩ nổi tiếng, dù chúng tôi không nghe được gì cũng tìm mọi cách để mời về trường. Số điện thoại của tôi luôn công khai để HS nào có phản ánh gì thì nhắn. Tôi dành một ngày trong tuần cho HS mặc đồ tự do, cho các em nữ đi giày cao gót, trang điểm nhẹ… Tại sao mình lại cấm đoán những điều ấy. Các em vui, mình mới vui" - ông Phú bày tỏ.

Phải xem lại nồi canh giáo dục - Ảnh 1.

Phòng làm việc của Hiệu trưởng Đinh Bằng My (Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ), nơi học sinh tố bị lạm dụng tình dục. Ảnh: HUY THANH

Người thầy cũng đang không hạnh phúc

Hiệu trưởng một trường THPT tại quận 3 cho rằng xét ở góc độ nào đó, những vụ bạo hành trong nhà trường được phát hiện kịp thời và lên án cũng là việc đáng mừng để góp phần cảnh tỉnh tất cả. Nếu cứ im ỉm và bị giấu nhẹm sau cánh cổng trường sẽ càng nguy hiểm hơn, đó là còn chưa kể đến bạo hành tinh thần. "Thứ bạo hành còn đáng sợ hơn dùng vũ lực. Vì nó ảnh hưởng đến tâm lý, tình cảm, tính cách của một đứa trẻ. Người thầy không tốt có thể ảnh hưởng đến cả cuộc đời một con người" - vị này nhìn nhận.

Thừa nhận những điều méo mó trong giáo dục không phải là đại diện cho tất cả, giáo dục nhà trường chỉ đóng vai trò một phần. Tuy nhiên, nhiều ý kiến của các chuyên gia cho rằng dù với bất cứ lý do gì, những người lớn nên tự nhận trách nhiệm của mình trước khi quy kết cho những nguyên nhân khác. Bởi nhà trường là nơi phụ huynh tin tưởng để gửi gắm, giáo dục con mình. Giáo viên (GV) nào không yêu nghề, yêu trẻ thì nên chọn cách dừng lại.

Khảo sát của PGS-TS Huỳnh Văn Sơn, Phó Hiệu trưởng Trường ĐHSP TP HCM, trong hơn 200 HS, có tới 92,8% HS mong thầy cô cười nhiều hơn để cảm thấy hạnh phúc khi đến trường. Tuy nhiên thực tế, có người thầy đến trường nhưng không hạnh phúc. Những áp lực của cuộc sống, nghề nghiệp đổ dồn lên vai người thầy, họ không có nơi để giải tỏa, thiếu kỹ năng sư phạm nên nhiều người tìm cách "xả" vào HS của mình.

Nhà giáo cũng cần được giải tỏa tâm lý, tuy nhiên, theo ông Huỳnh Văn Sơn, thực tế đang tồn tại ở các trường sư phạm đó là số lượng học phần, tín chỉ các môn tâm lý chiếm tỉ lệ quá ít ỏi. Suốt 17 năm nay, môn tâm lý giáo dục không còn nằm trong danh sách các môn thi tốt nghiệp của sinh viên sư phạm nữa. 

Ông Lê Phan Quốc, Phó Phòng Đào tạo Trường ĐHSP TP HCM, cho rằng nguyên nhân khiến chất lượng đầu ra của sinh viên sư phạm hiện nay còn hạn chế là do thời lượng đào tạo môn tâm lý học đã giảm đi rất nhiều. Cách đây 17 năm, sinh viên sư phạm thi tốt nghiệp ra trường với môn tâm lý học thì hiện môn này chỉ còn 2 tín chỉ, các học phần tâm lý giáo dục nói chung cũng không quá 10 tín chỉ. Theo ông Quốc, sinh viên khi vừa ra trường thì sục sôi, thích thú, háo hức nhưng sau đó một học kỳ thì không còn hiện tượng này.

HS ngày nay cảm thấy ngột ngạt

Ông Đỗ Công Đoán, Phó Hiệu trưởng Trường Trung học thực hành - Trường ĐHSP TP HCM, nhìn nhận HS hiện nay cảm thấy ngột ngạt, quá tải vì đủ thứ áp lực. Chưa kể, trong nhà trường còn có tình trạng GV do gặp những áp lực trong cuộc sống, đến lớp với tâm lý nặng nề, làm ảnh hưởng đến tiết học. Một bộ phận GV hiện nay còn tình trạng o ép, khiến HS cảm thấy không được đối xử công bằng.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo