xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Phí bảo trì đường bộ: Phải minh bạch, công bằng

Phạm Hồ

(NLĐO) - Thêm một loại phí là thêm gánh nặng cho người dân trong khi kinh tế đang khó khăn, thất nghiệp ngày càng nhiều và giá cả mọi thứ ngày càng tăng

Khó có thể hình dung hiện nay người dân phải “cõng” bao nhiêu loại thuế, phí... hằng tháng. Chỉ riêng các loại quỹ của địa phương thôi đã đóng muốn chóng mặt rồi: quỹ an ninh quốc phòng, quỹ phòng chống lụt bão, cứu trợ người nghèo... Còn phí thì cũng hàng chục loại. Các loại thuế, phí tăng thì cuộc sống của người dân sẽ... đi xuống.

Loạn phí

Bạn đọc Trần Hữu Long ta thán: “Phí, phí và thu phí. Điệp khúc ấy luôn luôn là khẩu hiệu của các nhà quản lý ở cấp vĩ mô. Tham nhũng, thất thoát của công không lo chống cho hiệu quả mà lại chăm bẵm vào nguồn thu từ người dân, mà đa số lại là dân nghèo. Chưa bao giờ mà điệp khúc tăng giá lại diễn ra trầm trọng như hiện nay: điện, xăng, thực phẩm, nước... đều tăng, nay thêm nhiều loại phí thì người dân sẽ khổ”.

Chán ngán với các loại phí, bạn đọc Hoa Cỏ May cho rằng: “Suốt năm suốt tháng lúc nào cũng nghe đóng phí: phí ô tô, phí xe máy, phí xây dựng. Ông tổ trưởng dân phố đến kỳ lại chìa ra một danh sách phí: An ninh quốc phòng, phí bão lũ, phí cho người nghèo, phí xây nhà tình nghĩa, phí dân quân tự vệ, phí quỹ khối... Bà tổ trưởng phụ nữ cũng đâu có kém: phí sinh hoạt phụ nữ, phí chữ thập đỏ... gọi là tự nguyện nhưng thực chất là bắt buộc. Mỗi người dân cõng trên lưng cả bấy nhiêu loại phí, chịu sao nổi?”.
img
Nhu cầu sử dụng xe máy của mọi người khác nhau nhưng vẫn bị thu cùng mức phí. Ảnh: Quốc Thắng.

Đối với phí bảo trì đường bộ (BTĐB), bạn đọc Nguyễn Minh Quang phân tích: “Người dân sẽ ủng hộ việc thu phí nếu như Nhà nước có kế hoạch rõ ràng minh bạch, thu để làm gì? Nếu như sửa đường, làm đường, nâng cấp, làm cầu vượt... thì phải có kế hoạch phổ biến cho người dân được biết, quí 1 hay quí 3 năm 2013, 2014... sẽ hoàn thành con đường này, cây cầu kia, chứ đừng thu phí đường bộ rồi đổ tiền vào xây trụ sở, hoặc sử dụng tiền đó để làm việc riêng, đầu tư ngoài ngành”.

Không đồng tình với cách giải thích của Bộ GTVT về phí BTĐB, bạn đọc Minh Thư đặt vấn đề: “Phí giao thông đã bao gồm phí bảo trì và tất cả những gì được liên quan đến phương tiện giao thông. Phí này đã thực hiện thu trên xăng vô cùng hợp lý và vô cùng đơn giản trích thu từ doanh thu xăng dầu. Tại sao lại đẻ thêm phí bảo trì đường bộ?! Nếu phí giao thông không đủ chi thì tăng phí giao thông chứ tại sao đặt ra thêm phí bảo trì đường bộ cho nó rối rắm? Thu trên xăng dầu là hợp lý nhất, ai chạy nhiều thì đóng nhiều, ai chạy ít thì đóng ít có phải văn minh hơn hay không?”.

Bạn đọc Mạnh Hùng nói thẳng: “Vừa có chủ trương dẹp một số trạm thu phí đường bộ người dân chưa kịp mừng thì “chụp” ngay cái phí BTĐB. Đúng là người dân tính không bao giờ bằng các lãnh đạo ngành giao thông. Tính thế này thì ai thoát nổi!”.

“Chúng tôi cần minh bạch”

Đây là ý kiến của hàng trăm bạn đọc gửi đến Báo Người Lao Động đối với việc thu, chi của phí BTĐB. Khó khăn hiện nay là nếu để cán bộ địa phương thu phí thì vừa khó thu vừa dễ xảy ra thất thoát và quan trọng hơn là chi phí cho bộ máy thu phí sẽ lớn và mục tiêu của việc thu phí này sẽ chẳng được là bao.

Bạn đọc tên Bảo đặt câu hỏi: “Nếu những đồng tiền cho người dân đóng được xài đúng mục đích của nó một cách hợp lý, minh bạch thì người dân sẵn sàng đóng thôi. Chẳng qua người dân không tin nên mọi loại thuế, phí họ đóng một cách rất miễn cưỡng, nếu né tránh hoặc dây dưa được thì họ sẵn sàng làm. Chẳng hạn phí bảo trì đường bộ, nếu đóng rồi thì thì các con đường từ cấp phường xã đến quốc lộ bị hư thì có được sửa chữa, bảo trì nghiêm túc, kịp thời không? Phí có bị thất thoát không? Ai kiểm soát, quản lý việc làm này?...”.
img
Đường xá chật chội, cuống cấp nhưng vẫn thu phí BTĐB là chưa hợp lý. Ảnh: Quốc Thắng
 
Bạn đọc Thành Minh tính toán: “Thật sự số tiền đóng không phải là lớn, nếu lấy một xe máy trung bình một năm đóng 100.000 đồng thì cũng không phải là lớn. Chỉ có điều nhân với vài chục triệu xe máy thì thành số tiền lớn dù vẫn chỉ là số lẻ so với thất thoát, lãng phí từ Vinashin hay Vinaline. Người dân không đồng tình với chuyện thu phí BTĐB bởi vì nó không công bằng. Cán bộ đi xe ô tô công thì không đóng phí, người đi nhiều đóng cũng bằng người đi ít, người vùng xa xôi hẻo lánh đi đường đất mịt mù bụi đóng như người thành thị...”.

Bạn đọc Hồ Hải đặt vấn đề thẳng: “Nếu xe máy của tôi có đầy đủ chứng cứ sử dụng lưu thông 4 ngày/30 ngày nhưng tôi phải đóng phí cho 30 ngày là không đúng với thực tế, gây thiệt hại cho nguồn thu của gia đình? Vậy tôi có thể khiếu nại ai về sự bất hợp lý này và ai sẽ bù đắp cho phần thiệt thòi  của tôi?” . 
 
 
Đường người dân đóng góp làm thì tính sao ?

“Hết phí này đến phí nọ, còn các con đường do dân đóng góp tiền của và hiến đất đai thì tính sao đây? Thu thế này mà vận động người dân đóng góp mở đường theo chủ trương "nhà nước và nhân dân cùng làm" được thì các lãnh đạo ngành GTVT mới tài” - bạn đọc Nguyễn Trương băn khoăn.

“Nếu là "thuế" chúng tôi chấp nhận đóng. Nhưng là "phí" thì chỉ khi nào "có nhu cầu sử dụng" chúng tôi mới đóng! Nhưng, vô lý nhất là xe chúng tôi lưu thông trên chính con lộ do chúng tôi hiến đất, góp tiền, góp công để làm ra mà cũng phải chịu phí hay sao?” - bạn đọc Hoàng Lai thắc mắc.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo