xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Quản không nổi phòng khám tư?

Bài và ảnh: NGỌC DUNG

Các vi phạm mang tính hệ thống tại nhiều phòng khám có yếu tố người nước ngoài đã cho thấy sự quản lý lỏng lẻo, thiếu sát sao của ngành y tế

Vụ bệnh nhân tử vong tại Phòng khám Đa khoa (PKĐK) Maria, quận Đống Đa - Hà Nội xảy ra đã hơn 10 ngày nhưng đến nay, đề cập trách nhiệm quản lý khi để PKĐK này tồn tại dù có sai phạm liên tiếp, lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội đều lặp lại các khó khăn và “đổ” cho lý do khách quan.

Phạt như “phủi bụi”

Theo Sở Y tế Hà Nội, PKĐK Maria từ khi được cấp phép (ngày 30-12-2010) đến lúc bị đình chỉ hoạt động (ngày 16-7-2012) đã 4 lần vi phạm, trong đó 3 lần có bác sĩ người Trung Quốc hành nghề khi chưa được cấp phép. Riêng năm 2011, qua cả 3 lần kiểm tra, PKĐK này đều có sai phạm nghiêm trọng nhưng cũng chỉ bị xử phạt 31 triệu đồng.
img
Một bệnh nhân ngỡ ngàng khi xem bảng giá dịch vụ quá cao tại một phòng khám tư ở Hà Nội
 

Dù sai phạm diễn ra liên tục nhưng PKĐK Maria không hề bị thu hồi giấy phép mà chỉ bị xử phạt hành chính như “phủi bụi”. Tổng số tiền phạt cho những sai phạm của PKĐK này (42,5 triệu đồng), chỉ tương đương với khoản viện phí của một bệnh nhân điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung ở đây. Điều đó lại một lần nữa cho thấy cơ quan chức năng, trước hết là Sở Y tế Hà Nội, đã không xử lý dứt điểm, mạnh tay với những lỗi nghiêm trọng ở PKĐK này.

Theo ông Nguyễn Việt Cường, Chánh Thanh tra Sở Y tế Hà Nội, những sai phạm của PKĐK Maria đã được xử phạt theo đúng quy định hiện hành. “Luật quy định hành vi nào ngoài hình phạt chính phải có hình phạt bổ sung là tước chứng chỉ, tước giấy phép khám - chữa bệnh. Không thể thích tước là tước, thích đình chỉ là đình chỉ, phải theo quy định”- ông Cường lý giải.

Thế nhưng, điều dư luận băn khoăn là những vi phạm đã được xử lý đúng mức chưa, khi mà PKĐK này đăng ký hoạt động một đằng lại hành nghề một nẻo? Theo giấy phép hành nghề, PKĐK này chỉ cấp phép cho 2 bác sĩ Trung Quốc được “giúp việc”, tức là chỉ thay băng, cắt chỉ vết thương… nhưng thực tế, thanh tra y tế Hà Nội từng nhiều lần nhận được phản ánh của bệnh nhân về hiện tượng 2 người này khám, điều trị như một bác sĩ. Thanh tra Sở Y tế Hà Nội cũng thừa nhận “người giúp việc” Lôi Hồng được thực hiện như vai trò khám bệnh.  

Theo một quan chức Bộ Y tế, điều đáng nói ở PKĐK Maria không chỉ là sự cố dẫn đến tử vong cho bệnh nhân mà còn nhiều sai phạm trước đó. Có những lỗi nghiêm trọng cứ lặp đi lặp lại. Với sai phạm đó, nếu thanh tra đề xuất bổ sung hình phạt để đình chỉ hoạt động của PKĐK này thì đã không xảy ra vụ chết người vừa qua. “Điều này cho thấy trách nhiệm trong quản lý hành nghề y dược tư nhân rất có vấn đề!”- vị cán bộ Bộ Y tế nhận định.

Lúng túng, yếu kém

Trao đổi với báo giới, bà Trần Thị Nhị Hà, Trưởng Phòng Hành nghề y dược tư nhân Sở Y tế Hà Nội, cũng cho rằng có trách nhiệm trong sự việc tại PKĐK Maria. Tuy nhiên, theo bà Hà, với 6 chuyên viên phải chịu trách nhiệm rà soát gần 3.000 phòng khám tư nhân, dù có cố gắng hết sức cũng khó thể chu toàn mọi việc. Đó là chưa kể các văn bản pháp luật cũng thay đổi liên tục. “Sau khi xảy ra vụ việc bệnh nhân tử vong ở PKĐK Maria, chúng tôi đã rà soát toàn bộ quy trình cấp phép và phát hiện nhiều “lỗ hổng” trong công tác quản lý Nhà nước về mặt con người cũng như trong các văn bản quy phạm pháp luật khác”- bà Hà thừa nhận.

Các vi phạm mang tính hệ thống tại nhiều phòng khám có yếu tố người nước ngoài đã cho thấy sự quản lý lỏng lẻo, thiếu sát sao của ngành y tế. Bộ máy quản lý bộc lộ sự yếu kém khi lúng túng trong việc đề xuất các biện pháp hữu hiệu, khiến công tác quản lý đi sau thực tế quá xa.

Ngoài ra, cơ quan chức năng cũng tỏ rõ sự thiếu kiên quyết qua việc “bất lực” trước những sai phạm và đổ thừa do khách quan. Mới đây, khi bị “truy vấn” về những sai phạm rất phổ biến của PKĐK Maria, người đứng đầu ngành y tế Hà Nội lảng tránh trách nhiệm: “Nếu người đứng đầu cơ sở khám - chữa bệnh từ chối sử dụng lao động không hợp pháp thì đã không nên chuyện”!

Dân tố, thanh tra mới chạy theo

Sau những lần xử phạt, cảnh cáo, vi phạm ở các phòng khám tư vẫn diễn ra nhan nhản, khiến dư luận hoài nghi về vai trò quản lý của cơ quan chức năng. Điều này không chỉ thể hiện ở chỗ công tác xử lý các vi phạm của ngành y tế rất “khó hiểu” mà hầu hết các vụ việc đều do báo chí phát hiện, người dân “tố”, sau đó thanh tra mới lật đật chạy theo.

Khi xảy ra sự việc chết người tại PKĐK Maria, lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội cho rằng đây là cơ hội để ngành rà soát, chấn chỉnh, khắc phục những vấn đề tồn tại. Thế nhưng, với kiểu trả lời vòng vo, “né” trách nhiệm của cơ quan quản lý, dư luận lo ngại trong tương lai sẽ có thêm nhiều hậu quả nghiêm trọng mà người bệnh phải gánh chịu.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo