xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Quân phục: Bán chui, mua dễ!

SƠN NHUNG - QUANG LIÊM

Chỉ cần bỏ chút thời gian, ai cũng có thể dễ dàng kiếm được một bộ quân phục của lính Mỹ, Hàn Quốc... thậm chí cả quân phục của sĩ quan quân đội, công an Việt Nam

Nổi tiếng từ trước giải phóng, đến nay, chợ Dân Sinh (đường Yersin, quận 1 - TPHCM) là nơi bán tất cả các loại quân phục. Giá cả phải chăng, mua bán dễ dàng, nơi đây đã trở thành “trung tâm cung ứng quân phục các loại”.

img
Một trang online rao bán quân phục trên mạng. Ảnh: QUANG LIÊM

Hàng gì cũng có

Vừa rẽ vào chợ, đập vào mắt chúng tôi là hàng trăm chiếc ba lô, túi lính đủ các thời kỳ được trưng bày trong các gian hàng ở đây. Từ chiếc ba lô của lính dù chế độ Sài Gòn, chiếc túi đựng mặt nạ của lính Mỹ hay chiếc túi quân dụng của lính Hàn Quốc... đều có đủ.

Không chỉ thế,  hàng trăm bộ quân phục của các lực lượng từ xưa đến nay cũng được trưng bày ở những gian hàng cách ban quản lý chợ khoảng… 3 m. Chị Trang, một tiểu thương tại chợ Dân Sinh, cho biết: “Giới du lịch dã ngoại rất thích mặc đồ lính do vẻ “bụi bụi” kèm theo độ bền đặc biệt trong những chuyến đi chơi xa”.

Nằm lẩn khuất phía trong, không chỉ trưng bày các mẫu quân phục của lính Mỹ hiện đại màu camo, màu đất mới 100%, chúng tôi còn thấy đủ các loại quân phục của quân đội Việt Nam hiện nay. Từ các mẫu của lực lượng dân quân tự vệ đến các mẫu của hải quân, cảnh sát biển theo đúng quy chuẩn.

Với vẻ mặt buồn bã, tôi hỏi một chị bán hàng để tìm mua một bộ quân phục cấp úy của quân đội vì bộ đồ cũ đã bị mất khi phơi. Nhìn xung quanh và nhìn tôi chăm chú hồi lâu, chị ra giá: “Bộ quân phục mới là 400.000 đồng, quân phục đã qua sử dụng thì khoảng 350.000 đồng. Riêng quân phục dành cho sĩ quan thì khoảng 500.000 đồng nhưng phải đặt trước, hôm sau mới có hàng. 

Ở một gian hàng khác, một chiếc nón kepi dành cho sĩ quan cấp úy cũng được ra giá 250.000 đồng nếu mua 3 cái trở lên. Nhìn tôi săm soi huy hiệu trên nón, người bán hàng khẳng định: “Hàng xịn đó. Còn với giày và vớ có chữ Q.T (quân trang) cùng dây thắt lưng thì lúc nào cũng có, giá trung bình từ 300.000 - 500.000 đồng cho từng cấp bậc”.
Riêng với quân hàm và quân hiệu, theo chị Hiếu, một tiểu thương lâu năm trong chợ, phải nhìn mặt mới dám bán, vì đây là mặt hàng cấm tuyệt đối. Với cảnh phục dành cho công an, sẽ khó hơn và buộc phải đặt cọc 1 triệu đồng, sau 3 ngày đến 1 tuần thì giao hàng và thường có giá từ 2 triệu đồng trở lên.

Cung ứng tận nơi

Với giới săn lùng quân phục, chuyện mua ở chợ là “xưa rồi… Diễm!”. Chỉ cần vào Google, gõ từ khóa: “bán quần áo lính” tức thì hàng trăm kết quả trả lời hiện ra, nhất là ở những trang chuyên bán đồ dã ngoại hoặc những trang bán quần áo qua mạng.

Thậm chí có trang còn ghi chú cụ thể công năng của từng mặt hàng với đủ loại giá cả cho các cấp bậc. Do vậy, chỉ cần bỏ một ít thời gian nghiên cứu sẽ dễ dàng tậu được một bộ quân phục đúng chuẩn chứ không phải dạng “áo thiếu tá, quần thiếu úy, giày chiến sĩ...”. Người mua gửi thông tin, địa chỉ trong vòng 1 - 3 ngày, bộ quần áo sẽ được gửi đến tận nơi mà không phải đi lùng như ở chợ trong sự lén lút của một người “muốn trở thành sĩ quan”.

Theo những người bán hàng, dù bán trên mạng hay trong chợ, nguồn hàng đều được người bán cung cấp với 2 dạng: “Mua hàng sỉ từ các công ty qua các nguồn quen biết hoặc được những quân nhân chuyên nghiệp bán lại sau khi có quân phục mới được cấp phát hoặc dư ra”. Đặc biệt, việc đặt hàng số lượng lớn cũng được đáp ứng khá dễ dàng mà không cần biết lý do.

“Quân phục” cho trẻ em bán đầy đường

Gần đây, trên các tuyến đường tại TPHCM như: 3 Tháng 2, Cộng Hòa, Nguyễn Oanh, xuất hiện nhiều người bày bán các loại quần áo bộ đội, công an cho trẻ em. Một người bán loại đồ này trên đường 3 Tháng 2 cho biết: “Mỗi bộ có giá 200.000 đồng, gồm: quần, áo, thắt lưng, súng nhựa, 1 cây ma trắc và cả... 1 cái còi.

Ngoài những loại quần áo trên, tại một số chợ ở quận Tân Bình, quận 1... còn bày bán sắc phục của cán bộ quản lý thị trường, tòa án với giá từ 150.000 - 200.000 đồng/bộ.

Giả danh công an, bộ đội lừa đảo

Tháng 3-2013, Cơ quan CSĐT Công an huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi đã khởi tố Trần Văn Nhật (22 tuổi, ở xã Đức Hòa, huyện Mộ Đức) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Với trang phục sĩ quan quân đội, Nhật chiếm đoạt của một phụ nữ hàng trăm triệu đồng.

Tháng 11-2012, Công an TP Huế bắt Phạm Sơn (ngụ xã Trung Lộc, huyện Can Lộc - Hà Tĩnh) giả danh công an gây ra hàng loạt vụ lừa tình, trộm tiền của các cô gái.

Chỉ là kẻ thất nghiệp, sống lang thang, từ tháng 3 - 2010 đến tháng 3-2011, Nguyễn Văn Hào (quê Bắc Giang) trang bị cho mình bộ quân phục thiếu tá quân đội và giới thiệu là giảng viên một trường thuộc quân đội đã lừa chạy việc cho nhiều người, chiếm đoạt tổng cộng gần 200 triệu đồng.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo